Giải pháp tối ưu lợi ích khi Chuyển đổi số
Business

Giải pháp tối ưu lợi ích khi Chuyển đổi số

Theo một nghiên cứu mới đây trong năm 2022 từ công ty tư vấn nổi tiếng McKinsey, bên cạnh một số doanh nghiệp Chuyển đổi số thành công thì vẫn còn một số khác vấp phải nhiều hạn chế. Nhưng điều rõ ràng là nhóm doanh nghiệp làm tốt có nhiều điểm khác biệt so với các công ty còn lại.

Chuyển đổi số hẳn sắp sửa trở thành một trào lưu ‘nhà nhà cùng theo, người người cùng làm.’ Nhưng liệu tất cả đều thành công chăng? Không! Theo một nghiên cứu mới đây trong năm 2022 từ công ty tư vấn nổi tiếng McKinsey, một số doanh nghiệp đang thành công còn một số khác vấp phải nhiều hạn chế. Nhưng điều rõ ràng là nhóm doanh nghiệp làm tốt có nhiều điểm khác biệt so với các công ty còn lại. Vậy bí quyết ở đây là gì? Hãy cùng Cask tìm hiểu những Insight sâu sắc và lý thú từ cuộc nghiên cứu Chuyển đổi số của McKinsey.

Nói dễ, làm khó, đúng ý càng khó hơn!

Thành công với chuyển đổi số không khó nhưng cũng không dễ! Nhiều doanh nghiệp chỉ đạt chưa đến 1/3 hiệu quả họ kỳ vọng khi chuyển đổi. Trong 2 năm vừa qua, thách thức & áp lực dành cho các công ty chuyển đổi lại càng gia tăng. Họ phải thi đua chuyển đổi và hơn thế nữa, nhiều mảng chuyển đổi hoàn toàn mới mẻ và doanh nghiệp chưa từng kinh nghiệm hay hiểu biết về chúng.

Tuy phần lớn doanh nghiệp chuyển đổi số chưa thu được kết quả mong muốn, nhưng những công ty chuyển đổi tốt gặt hái được trung bình 50% mức tăng doanh thu kỳ vọng và 40% khoản giảm chi phí mục tiêu.

Chỉ có các công ty thành công mới hỗ trợ lâu dài cho chuyển đổi số - gồm có 3 dạng: xây dựng mô hình kinh doanh số mới, chuyển đổi lâu dài mảng kinh doanh lõi của doanh nghiệp bằng công nghệ & nâng cấp công nghệ cho mảng kinh doanh lõi để cạnh tranh bền vững trong tương lai.

Một điều thú vị nhưng không lạ: những công ty đam mê vận dụng công nghệ sẽ dễ chuyển đổi thành công hơn.

Đãi cát tìm vàng

Khi khảo sát kĩ càng, nhóm nghiên cứu McKinsey nhận thấy những công ty đang thành công trong chuyển đổi có 3 đặc trưng sau:

  • Vận dụng công nghệ để tạo nên khác biệt chiến lược về mặt tương tác khách hàng & đổi mới, chứ không quá chú trọng đến tối ưu chi phí. Hoạch định những chiến lược số táo bạo chứ không dùng những chiến lược theo lối mòn.
  • Phát triển những tài sản có chủ quyền – như AI, dữ liệu & phần mềm, chứ không đẩy mạnh những công cụcó giá trị trước mắt.
  • Tập trung thu hút & xây dựng kiến thức về công nghệ cho toàn thể nhân viên, đồng thời kết hợp sâu sắc đội ngũ nhân tài công nghệ vào bộ máy doanh nghiệp, chứ không dừng lại ở việc thuê mướn nhân tài.

Chúng ta hãy cùng xem xét kĩ từng nhân tố trên.

1. Tương tác khách hàng & đổi mới

Các doanh nghiệp thành công tập trung vào chiến lược tương tác khách hàng & đổi mới, họ ít chú trọng vào hiệu quả vận hành so với các công ty khác. Họ cũng táo bạo, đam mê hơn với công nghệ. Chẳng hạn: họ đầu tư ngân sách gấp 2 lần các công ty khác để xây dựng mô hình kinh doanh số mới.

2. Phát triển tài sản có chủ quyền

Để tương tác khách hàng & đổi mới tốt hơn, các doanh nghiệp trên đã chuẩn bị đầy đủ những năng lực công nghệ lõi – chẳng hạn: họ quyết liệt áp dụng các quy trình tự động hóa để kiểm nghiệm và triển khai công nghệ mới cũng như những phương pháp DevOps nhằm đổi mới nhanh với chi phí thấp. Theo đó, DevOps là một nhóm các phương pháp kết hợp 2 mảng việc: phát triển phần mềm - Dev - và vận hành IT - Ops. DevOps giúp thu ngắn vòng đời phát triển của các hệ thống và liên tục tạo ra các phần mềm cao cấp. Ngoài ra, các công ty này còn đi đầu sử dụng công nghệ Cloud, giúp họ nhanh hơn, hiệu quả hơn & mạnh mẽ khai thác lợi ích từ chuyển đổi số hơn.

Không dừng lại đó, họ còn đầu tư mạnh mẽ cho các tài sản có chủ quyền như: phần mềm, AI và dữ liệu.Trong khi các doanh nghiệp khác chỉ thuê hay mua dùng những phần mềm có sẵn, họ tự xây dựng phần mềm thượng phẩm cho mình, có thể tích hợp với toàn bộ hệ thống công nghệ của họ. Họ còn định hướng sử dụng chính phần mềm của mình làm lợi thế khác biệt trong cạnh tranh.

3. Trọng dụng nhân tài

Thiếu khát nhân tài là một trở ngại thường kỳ cho các công ty mong muốn chuyển đổi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ McKinsey cho thấy nhân tài thôi vẫn chưa đủ, trang bị vốn hiểu biết về công nghệ cho đội ngũ nhân viên cũng không kém phần quan trọng. Ngoài ra, các công ty thành công còn giữ chân và gắn kết tốt các tài năng công nghệ vào bộ máy vận hành của mình – tức giao cho họ những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan cả công nghệ lẫn kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn họ vào bộ phận IT.Với sự thi đua chuyển đổi số, cuộc cạnh tranh thu hút các chuyên gia công nghệ sẽ ngày càng gay gắt. Tuy rằng hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề nên tuyển dụng các nhân tài công nghệ hay chỉ cần thuê mướn các Agency công nghệ, các doanh nghiệp giỏi chuyển đổi đều thực thi cả 2 phương thức này.

Một nhóm tài năng quan trọng nữa cần được đầu tư, thu hút & giữ chân: đó là giám đốc sản phẩm – Product Manager. Đây là vị trí chủ chốt, đảm nhiệm khâu xây dựng các năng lực dùng cho phát triển phần mềm. Nói không ngoa là nhân vật này có thể khiến doanh nghiệp thành hoặc bại.

Thế giới đa dạng và biến chuyển từng ngày. Không có gì đảm bảo chuyện xảy ra ở Mỹ hay Châu Âu có thể lặp lại y hệt tại Việt Nam. Thế nhưng, bỏ qua những khác biệt bề ngoài, 3 đặc trưng trên phản ánh những giá trị bền vững trong kinh doanh: đặt khách hàng làm trọng tâm, sáng tạo đổi mới & và định hướng lâu dài bền vững.

Giải pháp chuyển đổi số của CASK cung cấp cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng các giải pháp giúp xử lý vấn đề và tận dụng cơ hội trong các mảng việc cốt lõi: Chiến lược, Định vị, Vận hành, Công nghệ và Báo cáo.

Thông tin chi tiết

Giải pháp Chuyển đổi số theo ngành: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-nganh

Giải pháp chuyển đổi số theo phòng: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-phong

Bài viết cùng chuyên mục

5 xu hướng Digital Marketing 2019 nổi bật
Business

Năm 2019 đã bắt đầu, các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới và cách để kết nối với nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển của Digital Marketing không có dấu hiệu chậm lại, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp bỏ nhiều chi phí và nỗ lực hơn vào phát triển các công cụ Digital Marketing. Dưới đây là 5 xu hướng Digital Marketing nổi bật mà bạn cần biết trong năm 2019 này.
Xem thêm
5 Xu hướng dẫn dắt Thương mại điện tử năm 2019
Business

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đạt 9 tỷ USD năm 2018 về quy mô, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017 ở mức 2,8 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 38% trong giai đoạn 2015 – 2018. Một số sàn thương mại điện tử có doanh thu tăng đột biến tới 300% – 400%. Thị trường đầy tiềm năng này là cơ hội lớn để các chủ doanh nghiệp bước vào và kiếm tiền. Vậy, làm cách nào để nắm bắt tốt các xu hướng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn?
Xem thêm
17 mẹo chạy facebook ads để tăng doanh số bán hàng
Business

Bạn có đang sử dụng quảng cáo của Facebook? Đó là một công cụ tuyệt vời giúp các người bán hàng online mang sản phẩm đến với nhiều đối tượng hơn. Sử dụng một số thủ thuật và mẹo nhất định, bạn có thể thu được nhiều giá trị hơn từ chúng. Bạn có thể nhận được nhiều cái nhấp chuột hơn, nhiều khách hàng mục tiêu hơn và bán được nhiều hàng hơn.
Xem thêm
4 bài học thành công đắt giá trong thương mại điện tử
Business

“Trong quá khứ, các công ty chỉ cần so sánh với bản thân mình trước đó để biết mình có đang hoàn thiện hay không. Nhưng điều này nay không còn đúng nữa. Các công ty nay phải so sánh với đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thị trường để đảm bảo rằng mình không bị bỏ lại phía sau”.
Xem thêm
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì nối bật?
Business

Tổng quan, báo cáo cho biết: tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm vừa qua đạt trên 30%. Quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 7,8 tỷ USD. Khảo sát cho thấy 47% các doanh nghiệp hiện nay có đa số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn tới 19% doanh nghiệp vẫn chưa tạo được cho nhân viên thói quen sử dụng email.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00