4 đặc điểm nhận diện "Sếp tốt" - chia sẻ từ CEO Trần Hùng Thiện
Tài chính

4 đặc điểm nhận diện "Sếp tốt" - chia sẻ từ CEO Trần Hùng Thiện

agile
Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về sếp tốt. Người thì cho rằng sếp tốt sẽ biết trả lương cao cho nhân viên, có kẻ lại thấy lãnh đạo tốt cần quan tâm đến đời sống của cấp dưới. Vậy theo quan điểm của chính các sếp thì họ định nghĩa như thế nào về một leader tốt?

Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về sếp tốt. Người thì cho rằng sếp tốt sẽ biết trả lương cao cho nhân viên, có kẻ lại thấy lãnh đạo tốt cần quan tâm đến đời sống của cấp dưới. Vậy theo quan điểm của chính các sếp thì họ định nghĩa như thế nào về một leader tốt?

Mới đây, Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường GCOMM Trần Hùng Thiện đã có một bài đăng trên Facebook chia sẻ quan điểm cá nhân về chuyện "sếp tốt".

Xin được trích lại nguyên văn đoạn chia sẻ của anh Trần Hùng Thiện như sau:

"Sếp tốt quan trọng thế nào?

Ngày bước vào nghề, các sếp ngay lập tức tạo cho mình cảm giác có 100 ngàn thứ để học, em yên tâm đi 2 tháng đầu em học giỏi nhé, đừng lo gì cả. Rồi cũng các sếp đó sau 2 tháng cho mình cảm giác thời gian học của mày đã trôi qua em ơi phải cố lên mỗi ngày, đối với mình các sếp là tượng đài, là kho kiến thức vô tận và mình chỉ có 1 lựa chọn là làm cho giỏi để sếp không vì mình mà phiền lòng.

Sếp tốt là sếp thật

Anh Thiện chia sẻ: "Có 1 dạo ham làm quá, mình tự ý làm thêm bài tập vượt quá khả năng và đưa cho sếp coi, hậu quả là bài chi chít dấu đỏ, từng câu chữ bị dập tơi bời. Cũng đúng, ai biểu lanh chanh vượt cấp. Nhưng ngày sau, sếp bưng mình đi ăn trưa và hỏi “Tại sao em làm thế?”.

Mình trả lời thật lòng là dạ tại em thấy chị làm cái đó em thích quá, muốn thử xem là mình có làm được vậy không. “À, vậy chị xin lỗi, cả đêm qua chị cứ hiểu lầm em làm vậy vì muốn ghi điểm trước chị. Vậy, mang bài ra đây chị chỉ em sửa cho”. Cảm động rớt nước mắm, nhầm, nước mắt. Sếp tốt là sếp nói thiệt các mày ơi."

Sếp tốt muốn nhân viên thăng tiến

"Vì muốn mình lên chức, sếp ngày đêm bắt mình phải học bài làm bài đi khách kết hợp thực tập vài món mới. Chưa có giây phút nào mình thấy khổ cực mà vui như vậy. Một chiều nọ sếp chạy qua vò đầu khen “Giỏi rồi, chú Thiện chắc chẳng cần chị nữa đâu nhỉ”. Nói thiệt, sếp bắt em lăn lê bò trườn đua xe đạp kết hợp chạy bộ vậy em không giỏi mới lạ. Sếp tốt là sếp muốn mình giỏi, các mày ạ."

Sếp tốt là người thấu hiểu nhân viên

"Có 1 lúc mình buồn ngủ quá ngủ gục trong lúc họp với sếp tổng. Theo thông lệ là sẽ bị chửi banh chành, nhưng sếp mình lúc đó chỉ hỏi nhẹ “Chị có chia cho em nhiều account quá không?”. Sếp tốt là sếp biết mình thiếu ngủ vì làm việc chứ không phải ăn chơi các mày ơi."

Sếp tốt còn là người vui buồn với nỗi niềm cấp dưới

"Sếp và mình được khách hàng mời đi đảo Tuần Châu dự hội nghị gì đó vào 23 tháng chạp cách đây hơn chục năm. Lúc đó mình đang cáu công ty nên trên máy bay mình có hơi cộc tính, nói sếp “Mày yên nha, tao đang không vui mình đừng nói chuyện”. Mình đâu biết câu đó là thảm họa đối với sếp, vừa vô đảo sếp kêu mày bực gì can we have a quick chat.

Mình nhấm nhẳng bảo chiều đi. Đến chiều sếp chạy qua gõ cửa cộc cộc mày ơi chiều rồi đó mày ra đây đi. Như 1 cô gái già lỡ thì mà vẫn kiên quyết làm giá, mình kêu thôi để tối, tao đang không vui. Tội nghiệp sếp, đến 10h tối hôm đó mình mới có mood nói về nỗi bực dọc vớ vẩn của 1 thằng cứ tưởng mình ngon. Sếp ơi, em thương sếp nhiều và em biết sếp tốt là sếp vui với niềm vui của em và cơm không ngon ngủ không yên với nỗi buồn của em luôn.

Thế nên hôm qua mình có nói với bạn trẻ rằng khoan hãy lo lắng đến việc chọn công ty nào, hãy cố tìm cho mình 1 người sếp tốt. Sếp tốt sẽ biết biến công ty thành công ty tốt, ít nhất là đối với nhân viên của bạn ấy.

Quá may mắn, Thiện có toàn sếp tốt. Nên viết bài này gửi tặng các bé mentee."

Bài viết này thu về khá nhiều lượt tương tác và bình luận, chia sẻ. Hầu hết ai cũng cho rằng những đặc điểm đòi hỏi khả năng lắng nghe, thấu cảm và hết mình của người lãnh đạo.

Đặc biệt, dân công sở cũng hãy nhớ về những lời khuyên của anh Thiện rằng khoan tìm công ty tốt mà hãy đi theo một người sếp tốt trước đã. Có như vậy thì chị em mới thực sự phát triển bản thân để tạo đà cho sự nghiệp bay cao hơn, xa hơn đó.

Còn bạn thì sao, bạn có cho rằng sếp tốt sẽ sở hữu 4 đặc điểm trên không nhỉ?

Nguồn ảnh và bài viết: CEO Trần Hùng Thiện

Bài viết cùng chuyên mục

5 “lỗ hổng mất tiền” khi vận hành hệ thống phân phối
Tài chính

Xây dựng & vận hành kênh hệ thống phân phối trơn tru luôn là mơ ước của mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp hay bị “mất tiền” trong quá trình vận hành kênh phân phối vì 5 lí do hàng đầu dưới đây. Tập trung cải thiện tốt 5 lí do sau sẽ giúp hàng hóa luân chuyển hiệu quả & chi phí được kiểm soát chặt.
Xem thêm
5 nguyên tắc thiết kế dịch vụ trải nghiệm khách hàng (Service Prototyping)
Tài chính

Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).
Xem thêm
Design Thinking - Tư duy giải pháp đột phá cho business
Tài chính

Design Thinking là quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra
Xem thêm
7 tips giúp review kế hoạch kinh doanh 2018 hiệu quả
Tài chính

Một năm qua, bạn đã đầu tư một lượng lớn ngân sách và nhân lực để triển khai các kế hoạch kinh doanh, nhưng chúng lại không thực sự hiệu quả như mong đợi, dẫn đến một số thất bại trong kinh doanh. Đây chính là cơ hội để bạn phân tích lại những thành công và hạn chế của năm cũ nhằm hiểu rõ hơn điều cần thay đổi và điều nên duy trì cho doanh nghiệp thông qua 7 tips dưới đây.
Xem thêm
Tại sao lại cần Tiếp thị đa kênh?
Tài chính

Liệu khách hàng của mình trải qua những bước gì khi tiến hành mua một sản phẩm? Họ mất bao lâu từ lần viếng thăm đầu tiên đến khi ra quyết định mua hàng? Hành trình đó được diễn ra ở những kênh nào? Đây là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần trả lời để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện ngày nay. Hay nói cách khác là những câu hỏi cơ bản để đưa ra một chiến lược tiếp thị đa kênh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98