5 Loại POSM quan trọng nhất & cách sử dụng hiệu quả tại kênh MT
Trade/Sale

5 Loại POSM quan trọng nhất & cách sử dụng hiệu quả tại kênh MT

posm Trade Trade Marketing
Là một Trade Marketer tại kênh MT, bạn có từng cảm thấy lạc lối giữa hàng loạt các loại POSM trên thị trường và rơi vào tình trạng sử dụng chúng vô tội vạ, áp dụng mọi loại có sẵn hoặc chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà không hiểu rõ mục đích và cách dùng hiệu quả của từng loại?

Theo đó, kênh Modern Trade (MT) - nơi người tiêu dùng chỉ có trung bình 3-5 giây để quan sát sản phẩm - đã trở thành chiến trường cạnh tranh khốc liệt để các thương hiệu tranh giành sự chú ý của người mua hàng. POSM (Point of Sale Materials) - vật dụng quảng cáo được sử dụng để trưng bày tại điểm bán hàng - trở thành công cụ hỗ trợ bán hàng đắc lực với sự phủ sóng dày đặc từ khu vực bên ngoài cửa chính (Transition Zone), kệ hàng (Impulse Zone) đến quầy thu ngân (Destination Zone) với đa dạng các hình thức từ leaflet, standee đến booth, shelf talker, wobbler…

Không thể phủ nhận được sự tác động mạnh mẽ của POSM tới trực quan và thu hút người mua, tuy nhiên POSM không chỉ đơn giản là … Cái kệ bày hàng! Khi mà việc sử dụng POSM sai cách đang trở thành vấn nạn phổ biến, gây lãng phí nguồn lực mà không mang lại hiệu quả. Ngay cả những Trade Marketer giàu kinh nghiệm cũng thường xuyên mắc phải sai lầm này.

Lúc này thách thức lớn nhất mà Trade Marketer đối mặt chính là phải làm sao để chọn được loại POSM phù hợp và biết cách sử dụng chúng hiệu quả. Ví dụ: Wobbler quá lớn dẫn đến che khuất luôn sản phẩm, Shelf Talker quá nhiều thông tin nên khách hàng không nhớ hết. Hoặc lạm dụng quá nhiều Wobbler hoặc Dangler có thể làm cửa hàng trở nên rối mắt, gây phản tác dụng và giảm hiệu quả trưng bày.

Mỗi loại POSM được thiết kế phù hợp cho từng khu vực trưng bày và mục đích tiếp cận khác nhau. Việc hiểu rõ đặc điểm & triển khai POSM tốt có thể giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt & cải thiện doanh thu ngay lập tức. Do đó, Trade Marketer cần liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng, cũng như thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược POSM của mình. Dưới đây là 5 loại POSM phổ biến mà bất kỳ Trade Marketer nào cũng nên biết và nắm rõ.

1. Shelf Talker

Shelf Talker là những thẻ thông tin nhỏ được gắn vào kệ hàng để làm nổi bật sản phẩm hoặc cung cấp thông tin bổ sung như giá cả, đặc tính, chương trình khuyến mãi… Chúng thường có kích thước nhỏ gọn và dễ dàng gắn vào cạnh của kệ trưng bày sản phẩm.

Cách sử dụng hiệu quả:

  • Thông tin rõ ràng & ngắn gọn: Cung cấp thông tin ngắn gọn & dễ hiểu về sản phẩm như giá cả, lợi ích nổi bật, ưu đãi hiện có, USP….
  • Thiết kế hấp dẫn: Sử dụng màu sắc tươi sáng, hình ảnh hấp dẫn & font chữ dễ đọc để thu hút nhanh sự chú ý của khách hàng. Mục tiêu là làm cho Shelf Talker nổi bật so với các sản phẩm khác trên kệ.
  • Vị trí đặt phù hợp: Đặt Shelf Talker ở ngay phía trước sản phẩm để khách hàng dễ dàng nhìn thấy. Vị trí nên nằm ở tầm mắt hoặc tầm với của khách hàng để tạo sự tiện lợi khi tiếp cận thông tin.
  • Cập nhật thường xuyên: Đảm bảo thông tin trên Shelf Talker luôn chính xác & cập nhật kịp thời nếu có thay đổi.

Những lưu ý khi dùng:

  • Tránh gây rối mắt: Không nên sử dụng quá nhiều Shelf Talker trên một kệ hàng vì sẽ làm khách hàng bị rối mắt & không biết đâu là thông tin chính để tập trung vào. Chỉ nên sử dụng Shelf Talker cho những sản phẩm có thông điệp rõ ràng.
  • Kiểm tra định kỳ: Vì Shelf Talker khá nhỏ nên cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chúng không bị rơi, hư hỏng hoặc che khuất. Điều này giúp duy trì hình ảnh chuyên nghiệp & đảm bảo thông tin luôn được truyền tải đầy đủ đến khách hàng.
  • Sáng tạo nhưng đúng mực: Mặc dù thiết kế sáng tạo có thể thu hút sự chú ý nhưng cần đảm bảo rằng thiết kế đó phù hợp với hình ảnh thương hiệu & không gây khó chịu cho khách hàng.
  • Đồng bộ hóa thông tin: Đảm bảo thông tin trên Shelf Talker đồng bộ với thông tin trên bao bì sản phẩm & các ấn phẩm truyền thông khác để tạo sự nhất quán & tin cậy cho khách hàng.

2. Wobbler

Wobbler hay con nhảy quảng cáo là một loại quảng cáo có kích thước nhỏ được gắn vào kệ hàng, có thể nhún nhảy tự động do phần thân được thiết kế làm bằng lò xo hoặc thân nhựa dẻo mềm. Wobbler thường được sử dụng cho các sản phẩm như: hàng điện tử, điện lạnh, vật dụng nhà bếp… Wobbler dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng về chương trình khuyến mãi của sản phẩm nhờ chuyển động này và đặc biệt không bị tính phí trong siêu thị, cửa hàng.

Cách sử dụng hiệu quả:

  • Thông tin rõ ràng & ngắn gọn: Wobbler nên chứa các câu Slogan có thông điệp quảng cáo ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ: "Giảm giá 20%" hoặc "Mới ra mắt".
  • Thiết kế độc đáo: Sử dụng màu sắc sáng, hình ảnh bắt mắt & font chữ lớn để thu hút sự chú ý từ xa. Đảm bảo rằng thiết kế phản ánh đúng hình ảnh thương hiệu.
  • Vị trí chiến lược: Đặt Wobbler ở vị trí dễ nhìn thấy và ngay trước sản phẩm được quảng cáo để khách hàng dễ dàng nhìn thấy. Tận dụng các điểm có lưu lượng khách hàng cao như khu vực gần quầy thanh toán hoặc các lối đi chính.
  • Chuyển Động Tự Nhiên: Chọn loại Wobbler có khả năng dao động nhẹ nhàng để thu hút ánh nhìn của khách hàng mà không gây khó chịu. Chuyển động nhẹ nhàng này có thể tăng sự chú ý đến sản phẩm hoặc thông điệp.

Những lưu ý khi dùng:

  • Không lạm dụng: Tránh sử dụng quá nhiều Wobbler trong một khu vực nhỏ vì sẽ gây rối mắt và làm giảm hiệu quả tiếp thị. Chỉ chọn lọc sản phẩm quan trọng để gắn Wobbler.
  • Đảm bảo chắc chắn: Kiểm tra định kỳ để đảm bảo Wobbler vẫn được gắn chắc chắn và ở tình trạng tốt. Wobbler rơi hoặc hỏng có thể làm mất hình ảnh chuyên nghiệp của Brand & cửa hàng.
  • Cập Nhật Thông Tin: Thông tin trên Wobbler cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với các chương trình khuyến mãi hoặc thông tin sản phẩm hiện tại. Tránh sử dụng Wobbler có thông tin lỗi thời.
  • Thiết Kế Phù Hợp: Đảm bảo thiết kế của Wobbler không quá lớn hoặc quá nhỏ so với sản phẩm và không che khuất các sản phẩm khác trên kệ. Wobbler nên bổ sung chứ không thay thế sự hiện diện của sản phẩm.

3. Standee

Standee là những bảng quảng cáo đứng, thường được làm từ các vật liệu nhẹ như bìa cứng, nhựa hoặc kim loại và đặt tại các vị trí dễ nhìn thấy trong cửa hàng. Những biển quảng cáo Standee tại điểm bán hàng thay thế cho những phương tiện quảng cáo lỗi thời nặng nề. Đây là điểm tối ưu dành cho doanh nghiệp và rất được ưa chuộng vì nó được thiết kế kích thước nhỏ gọn 0.6*1.6m hoặc 0.8*1.8m, có giá đỡ nên tiện di chuyển. Standee có tính cơ động, gọn gàng, ngoài chi phí thấp và dễ dàng áp dụng những thiết kế độc đáo.

Cách sử dụng hiệu quả:

  • Quảng cáo tại cửa hàng, siêu thị nhỏ: Có thể dùng loại Standee điện tử để thu hút khách hàng vào mua đồ.
  • Quảng cáo ngắn hạn: Nếu chỉ quảng cáo trong thời gian ngắn thì có thể dùng Standee chữ X hay mô hình cũng được. Thường thì những loại Standee này có giá thành tương đối rẻ, có nhiều địa điểm làm kiểu Standee này vì thông dụng.
  • Quảng cáo dài hạn: Nếu cần quảng cáo trong thời gian dài thì chọn loại mô hình 3D cũng tạo được ấn tượng. Thường thì những nhãn hàng lớn sẽ tìm tới loại mô hình Standee này.
  • Thông điệp mạnh mẽ & rõ ràng: Sử dụng các thông điệp ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ: "Giảm giá 50%", "Sản phẩm mới", hoặc "Đặc biệt chỉ hôm nay".
  • Thiết kế hấp dẫn: Đảm bảo thiết kế của Standee bắt mắt với màu sắc tươi sáng, hình ảnh chất lượng cao và font chữ lớn, dễ đọc. Hình ảnh và nội dung nên phản ánh đúng thông điệp và thương hiệu.
  • Vị trí chiến lược: Đặt Standee ở những vị trí có lưu lượng khách hàng cao như lối vào cửa hàng, gần quầy thanh toán hoặc tại các điểm giao thông chính trong cửa hàng. Đảm bảo vị trí đặt không gây cản trở lưu thông của khách hàng.
  • Tương tác với khách hàng: Kết hợp Standee với các hoạt động tương tác như quét mã QR để nhận khuyến mãi hoặc tham gia trò chơi trúng thưởng để tăng tính hấp dẫn và tương tác.

Những lưu ý khi dùng:

  • Tránh quá tải thông tin: Standee chỉ nên chứa những thông tin quan trọng và hấp dẫn nhất. Tránh nhồi nhét quá nhiều chi tiết sẽ làm mất đi sự rõ ràng và hiệu quả của thông điệp.
  • Cố định chắc chắn & bảo dưỡng định kỳ: Đảm bảo Standee được lắp đặt chắc chắn và an toàn để tránh đổ ngã, đặc biệt ở những khu vực có nhiều người qua lại. Kiểm tra định kỳ để đảm bảo Standee không bị hư hỏng hoặc lệch vị trí.
  • Thiết kế linh hoạt: Nếu có thể, sử dụng các Standee có thể thay đổi nội dung hoặc thiết kế linh hoạt để dễ dàng cập nhật thông điệp mới mà không cần phải tạo mới hoàn toàn.
  • Đồng bộ hóa với các kênh quảng cáo khác: Đảm bảo rằng thông điệp và hình ảnh trên Standee đồng nhất với các chiến dịch quảng cáo trên các kênh social media khác để tạo sự nhất quán cho thương hiệu.

4. Dangler

Dangler là những tấm quảng cáo được treo từ trần nhà hoặc kệ hàng. Chúng thường có hình dạng và thiết kế bắt mắt, dao động nhẹ nhàng khi có gió hoặc khi khách hàng di chuyển gần, tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ để thu hút sự chú ý.

Cách sử dụng hiệu quả:

  • Thiết kế nổi bật & sáng tạo: Dangler nên có màu sắc tươi sáng, hình ảnh chất lượng cao và thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu. Thiết kế độc đáo và sáng tạo sẽ giúp Dangler nổi bật trong không gian cửa hàng.
  • Vị trí chiến lược: Treo Dangler ở các khu vực có lưu lượng người qua lại cao như lối vào, giữa các kệ hàng hoặc khu vực thanh toán. Đảm bảo rằng chúng treo ở độ cao vừa phải, trong tầm mắt của khách hàng.
  • Kết hợp với các chiến dịch khuyến mãi: Sử dụng Dangler để thông báo các chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới hoặc các thông tin quan trọng khác. Điều này giúp tăng cường nhận diện và khuyến khích khách hàng tìm hiểu thêm.
  • Tạo hiệu ứng động: Chọn Dangler có khả năng dao động nhẹ nhàng để tạo hiệu ứng thị giác liên tục, thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ di chuyển trong cửa hàng.

Những lưu ý khi dùng:

  • Không gây rối mắt: Tránh sử dụng quá nhiều Dangler trong một khu vực nhỏ vì sẽ gây rối mắt và làm giảm hiệu quả tiếp thị. Chỉ nên sử dụng Dangler cho những sản phẩm hoặc thông điệp quan trọng.
  • Chắc chắn & an toàn: Đảm bảo rằng Dangler được gắn chặt và an toàn để tránh rơi hoặc đung đưa quá mức, gây phiền hà cho khách hàng. Kiểm tra định kỳ để đảm bảo chúng vẫn ở vị trí và tình trạng tốt.
  • Đồng bộ hóa với thương hiệu: Đảm bảo rằng thiết kế và thông điệp trên Dangler phù hợp với hình ảnh thương hiệu và các chiến dịch quảng cáo khác để tạo sự nhất quán và tin cậy cho khách hàng.
  • Tối ưu chi phí & tài nguyên: Sử dụng Dangler một cách hiệu quả và tiết kiệm bằng cách chọn những vị trí và thời điểm chiến lược, tránh lãng phí tài nguyên vào những khu vực ít khách hàng quan tâm.

5. Counter Display

Counter Display là các kệ trưng bày nhỏ, thường được đặt trên quầy thanh toán để giới thiệu sản phẩm mới, dễ mua kèm hoặc sản phẩm đang được khuyến mãi.

Cách sử dụng hiệu quả:

  • Vị trí chiến lược: Counter Display nên được đặt ở những vị trí mà khách hàng dễ dàng nhìn thấy khi họ đang chờ thanh toán hoặc tiếp nhận dịch vụ. Vị trí này giúp tăng khả năng khách hàng sẽ quyết định mua hàng ngay tại chỗ.
  • Trưng bày sản phẩm phù hợp: Sử dụng Counter Display để trưng bày các sản phẩm nhỏ gọn, có giá trị không quá cao và thường là các mặt hàng dễ mua kèm như kẹo, kẹo cao su, sản phẩm làm đẹp, phụ kiện điện thoại hoặc các sản phẩm đang khuyến mãi.
  • Thông điệp rõ ràng & hấp dẫn: Đảm bảo rằng thông điệp quảng cáo trên Counter Display rõ ràng, hấp dẫn và dễ đọc. Thông điệp nên ngắn gọn, trực tiếp và nêu bật được lợi ích của sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi.
  • Thiết kế bắt mắt: Thiết kế Counter Display với màu sắc tươi sáng, hình ảnh chất lượng cao và bố cục gọn gàng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Đảm bảo thiết kế không quá phức tạp nhưng vẫn nổi bật.

Những lưu ý khi dùng:

  • Không gây cản trở: Counter Display không nên quá lớn hoặc quá nhiều để tránh gây cản trở không gian quầy thanh toán hoặc bàn tiếp tân. Đảm bảo khách hàng vẫn có đủ không gian để đặt đồ và giao dịch.
  • Kiểm tra & cập nhật định kỳ: Thường xuyên kiểm tra Counter Display để đảm bảo rằng nó luôn ở trong tình trạng tốt, sản phẩm được bổ sung đầy đủ & thay đổi thường xuyên để giữ sự mới mẻ và hấp dẫn.
  • Tối ưu hóa không gian: Sử dụng Counter Display có thiết kế thông minh để tối ưu hóa không gian trưng bày mà không làm lộn xộn khu vực quầy. Các ngăn, kệ nhỏ hoặc móc treo có thể giúp trưng bày nhiều sản phẩm hơn trong một diện tích nhỏ.
  • Liên kết các chiến dịch khác: Đảm bảo rằng Counter Display đồng bộ với các chiến dịch quảng cáo khác trong cửa hàng và các kênh social online. Điều này giúp tạo sự nhất quán và tăng cường nhận diện thương hiệu..

KẾT

Nắm rõ từng loại POSM là một chuyện, nhưng làm sao để biết cách sử dụng từng loại vào chiến dịch & sản phẩm phù hợp lại là một chuyện khác. Nó đòi hỏi Trade Marketer phải thật sự hiểu biết về hành vi mua sắm của khách hàng và có chiến lược triển khai bài bản. Từ đó cân đo đong đếm “túi tiền” để chọn các loại POSM phù hợp giúp tăng cường nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng tại điểm bán.

>>> Đọc thêm: Cách tối ưu hóa POSM để tăng doanh số

Để hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng Trade Marketing, hãy tham gia ngay Khóa học "IMPACTFUL TRADE MARKETING MANAGEMENT – Kinh nghiệm 10 năm làm Trade được hệ thống đầy đủ trong 22 buổi học".

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/trade/trade

► Đọc thêm kiến thức về Trade MKT tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale

► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học CASK tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang

Bài viết cùng chuyên mục

S&OP là gì? Tại sao cần phải hiểu về chúng?
Trade/Sale

Trong quá trình từ nguyên vật liệu thô cho đến sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cần chú ý mối tương quan cung - cầu, cách làm việc giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu – nhà máy – nhà phân phối – nhà bán lẻ - cửa hàng để đảm bảo đủ lượng hàng hóa ra thị trường.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
0901 03 09 00