5 Phương pháp để cải thiện mối liên kết giữa Marketing và Finance
Tài chính

5 Phương pháp để cải thiện mối liên kết giữa Marketing và Finance

Chúng ta thường mặc định rằng, người làm Marketing, sẽ thuộc tuýt người sáng tạo, trong khi người làm tài chính, chỉ quan tâm đến báo cáo dòng tiền. Nhưng sự thật là, mối liên kết giữa 2 mảng dường như trái ngược hoàn toàn này lại rất lớn.

Mối quan hệ giữa Marketing và tài chính nghe có vẻ khó liên quan với nhau, ngay cả khi 2 team đều chung 1 công ty và làm việc cho cùng một mục tiêu. Chúng ta thường mặc định rằng, người làm Marketing, sẽ thuộc tuýt người sáng tạo, trong khi người làm tài chính, chỉ quan tâm đến báo cáo dòng tiền. Nhưng sự thật là, mối liên kết giữa 2 mảng dường như trái ngược hoàn toàn này lại rất lớn.

Douglas Haddad, giám đốc điều hành của Advance Funds Network, một công ty hỗ trợ cho vay tài chính, nhận xét: “Người làm Marketing hay người làm Finance đều cần thiết với một doanh nghiệp như nhau”. “Cả 2 bộ phận, tuy đang sử dụng những kỹ năng khác nhau, nhưng vẫn có thể làm việc cùng nhau như một đội thành công nếu môi trường phù hợp. Sự liên kết này là điều chúng tôi tìm kiếm trước khi chúng tôi quyết định tài trợ cho một công ty mới nào đó bởi nó thực sự có thể tạo ra sự khác biệt về thành công tài chính cho một doanh nghiệp.”

Chi phí marketing thì liên tục thay đổi, và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ở hiện tại, dự đoán hơn 12 tỷ đô sẽ được chi trong năm 2015 chỉ tính riêng cho quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động. Ngay cả một doanh nghiệp nhỏ cũng cần ngân sách marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Vậy câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để bộ phận tài chính và đội ngũ marketing có thể làm việc cùng nhau và đảm bảo tiền được chi tiêu hiệu quả?

Dan Wenk - Chủ tịch của National Park Foundation (bên trái) và David French, SVP, Marketing, Communications & Corporate Partnership tại National Park Foundation, tham dự buổi ra mắt của Find Your Park tại Quảng Trường Thời Đại vào ngày 2 tháng 4 năm 2015 ở New York.

Dưới đây là một vài lời khuyên:

1. Giao tiếp mở (và giao tiếp 2 chiều)

Có một nhận định rằng, Marketing sẽ luôn đòi hỏi ngân sách nhiều hơn, trong khi tài chính sẽ luôn cắt giảm ngân sách. Không bên nào dành thời gian để ngồi xuống với bên còn lại để giải thích chính xác lý do tại sao cần thêm tiền hoặc tại sao cần phải khấu trừ.

Lee Robertson, Giám đốc điều hành của Investment Quorum, công ty quản lý tài sản từng giành giải thưởng ở London, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao tiếp “cởi mở”.

Hãy chắc chắn rằng cả hai bên đều có những cuộc họp để ngồi lại, trong đó Marketing có thể trình bày những chiến dịch sắp tới và quỹ tiền nào họ sẽ cần, và bên tài chính có thể giải thích cách thức và lý do tại sao cần . Đừng đợi cho đến sau khi sợi giao tiếp này bị hỏng, hãy bắt đầu những cuộc họp này từ trước.

2. Chia sẻ những câu chuyện thành công với phòng Finance

Khi tài chính nhìn thấy một khoản chi tiêu lớn, mà không biết gì về nó, họ sẽ cắt tỉa khoản chi tiêu - đó là những gì họ được trả tiền để làm. Nhưng nếu Marketing chỉ cần dành thời gian để giải thích cho tài chính cụ thể chi phí đơn hàng đó đã mang lại rất nhiều lượng truy cập và giúp định vị thương hiệu cho công ty, Tài Chính có thể sẽ suy nghĩ lại.

Các Brand Manager có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng đừng bao giờ nên quên cho Finance biết tiền của

họ đã được sử dụng thành công như thế nào.

3. Là người chịu trách nhiệm chính

Điều này lúc nào cũng quan trọng, không chỉ trong các cuộc khủng hoảng ngân sách. Theo Ryan Loro, Giám đốc điều hành của Green Lab Financial, “Hãy chủ động và xin góp ý của Finance các cách để cắt giảm khoản chi không cần thiết. Phòng tài chính sẽ THÍCH điều này. Hoặc đưa cho Finance một số gợi ý để có thể cắt giảm chi phí. Họ thậm chí sẽ THÍCH điều đó hơn nữa.”

Khi mà Finance thấy rằng bạn để tâm vào việc giúp giữ gìn ngân sách marketing, họ có nhiều khả năng sẽ cắt cho bạn một chút khi và nếu bạn cần.

4. Bắt đầu suy nghĩ như người làm Finance

Đừng đi đến phòng tài chính với một đề xuất mơ hồ hoặc với một dự án mà bạn không thể giữ được đến đồng đô la cuối cùng. Phòng tài chính sẽ không thích được yêu cầu làm một điều gì đó không rõ ràng. Hãy chuẩn bị số liệu sẵn sàng trước đó. Theo cách này, không phải là tài chính mà là Marketing có thể quản lý những con số của mình. Điều này làm cho việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

5. Đừng giữ bí mật những lỗi lầm

Nếu bạn lỡ bỏ sót một vài con số, hãy tìm đến Finance càng sớm càng tốt, đừng cố gắng trì hoãn những tin xấu hoặc đổ lỗi cho ai đó. Tài chính sẽ đánh giá cao sự thành thật đó.

Rốt cuộc, như Mark Twain đã nói: “Sự thành thật là chính sách tốt nhất - khi có tiền trong đó.”

Một doanh nghiệp sẽ thành công hơn khi hai phòng ban Marketing và Finance có thể làm việc nhuần nhuyễn với nhau, và cùng nhau đạt được được các mục tiêu doanh nghiệp đã được đề ra

Nguồn: Forbes.com

Bài viết cùng chuyên mục

5 “lỗ hổng mất tiền” khi vận hành hệ thống phân phối
Tài chính

Xây dựng & vận hành kênh hệ thống phân phối trơn tru luôn là mơ ước của mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp hay bị “mất tiền” trong quá trình vận hành kênh phân phối vì 5 lí do hàng đầu dưới đây. Tập trung cải thiện tốt 5 lí do sau sẽ giúp hàng hóa luân chuyển hiệu quả & chi phí được kiểm soát chặt.
Xem thêm
5 nguyên tắc thiết kế dịch vụ trải nghiệm khách hàng (Service Prototyping)
Tài chính

Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).
Xem thêm
7 tips giúp review kế hoạch kinh doanh 2018 hiệu quả
Tài chính

Một năm qua, bạn đã đầu tư một lượng lớn ngân sách và nhân lực để triển khai các kế hoạch kinh doanh, nhưng chúng lại không thực sự hiệu quả như mong đợi, dẫn đến một số thất bại trong kinh doanh. Đây chính là cơ hội để bạn phân tích lại những thành công và hạn chế của năm cũ nhằm hiểu rõ hơn điều cần thay đổi và điều nên duy trì cho doanh nghiệp thông qua 7 tips dưới đây.
Xem thêm
Tại sao lại cần Tiếp thị đa kênh?
Tài chính

Liệu khách hàng của mình trải qua những bước gì khi tiến hành mua một sản phẩm? Họ mất bao lâu từ lần viếng thăm đầu tiên đến khi ra quyết định mua hàng? Hành trình đó được diễn ra ở những kênh nào? Đây là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần trả lời để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện ngày nay. Hay nói cách khác là những câu hỏi cơ bản để đưa ra một chiến lược tiếp thị đa kênh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98