Channel Plan là bản kế hoạch thương mại theo từng kênh phân phối, giúp kết nối chiến lược công ty với hoạt động thực thi tại điểm bán để thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả. Trong một thị trường ngày càng phân mảnh, việc quản trị kênh hiệu quả không chỉ tạo lợi thế mà còn quyết định khả năng tăng trưởng bền vững. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của Channel Plan trong hệ thống Trade Marketing hiện đại, đồng thời hướng dẫn chi tiết quy trình 6 bước xây dựng Channel Annual Plan – từ phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu đến thiết kế chiến lược và hoạt động theo năm – giúp kế hoạch rõ ràng, khả thi và tạo tác động thực tế tại điểm bán.

1. Tổng quan về Annual Channel Plan

Annual Channel Plan là bản kế hoạch kênh thương mại được xây dựng định kỳ hằng năm, dành riêng cho từng kênh phân phối. Kế hoạch này giúp định hướng rõ ràng mục tiêu và chiến lược tiếp cận cho từng kênh, dựa trên đặc thù vận hành, hành vi người tiêu dùng và vai trò chiến lược của kênh đó trong hệ sinh thái thương hiệu.

Khác với các kế hoạch ngắn hạn mang tính phản ứng, Annual Channel Plan là một công cụ quản trị chiến lược có tầm nhìn 12 tháng, nhằm đảm bảo các hoạt động thương mại tại điểm bán luôn đồng bộ với mục tiêu tăng trưởng dài hạn của công ty và thương hiệu. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp trả lời 3 câu hỏi trọng yếu: Chúng ta cần đạt điều gì tại kênh này trong năm tới? Vì sao điều đó quan trọng? Đâu là kế hoạch hành động cụ thể theo từng quý/tháng?


2. Vì sao Annual Channel Plan lại quan trọng?

Việc lập kế hoạch theo chu kỳ năm giúp doanh nghiệp dẫn dắt tăng trưởng thay vì bị động chạy theo kết quả. Khi có kế hoạch từ đầu năm, các hoạt động thương mại – như khuyến mãi, trưng bày, nhân sự triển khai – đều được phân bổ hợp lý theo từng giai đoạn, đúng thời điểm, đúng kênh.

Không chỉ giúp tối ưu chi phí, Channel Annual Plan còn là cầu nối giữa chiến lược thương hiệu và thực thi tại điểm bán. Mọi định hướng marketing sẽ trở nên thiết thực hơn khi được cụ thể hóa bằng các hoạt động đúng kênh, đúng mục tiêu và dễ đo lường. Đặc biệt, kế hoạch năm cũng là nền tảng để thiết lập KPI và cơ chế theo dõi hiệu quả theo tháng hoặc quý. Nhờ đó, doanh nghiệp kiểm soát được tiến độ, kịp thời điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả triển khai.

Ngược lại, thiếu Channel Plan khiến doanh nghiệp dễ bị cuốn vào các hoạt động rời rạc, không bám sát mục tiêu, dẫn đến lãng phí nguồn lực và thiếu định hướng dài hạn.

3. Các thành phần của một Channel Plan

Channel Plan không đơn thuần là một bảng kế hoạch tổng thể, mà là tập hợp các yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau – từ mục tiêu, chiến lược đến hoạt động và cách đo lường. Một Channel Plan bài bản cần có cấu trúc logic để đảm bảo tính khả thi trong thực thi, đồng thời dễ dàng theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.

Sau đây là 5 thành phần cốt lõi của Channel Plan:

Cac thanh phan cua mot ban ke hoach
Các thành phần của một bản kế hoạch
  • Mục tiêu kinh doanh

Là đích đến cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được trong năm – có thể là doanh thu, lợi nhuận, thị phần hoặc tăng trưởng sản lượng. Đây là nền tảng để định hình toàn bộ chiến lược kênh và các hoạt động thương mại đi kèm.

  • Mục tiêu kế hoạch

Là các kết quả cụ thể mà Channel Plan cần đạt được nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kinh doanh. Các mục tiêu này thường rõ ràng, định lượng được và phù hợp với vai trò của từng kênh phân phối trong chiến lược tổng thể.

  • Chiến lược bài bản

Là cách tiếp cận được lựa chọn để đạt mục tiêu kế hoạch. Mỗi chiến lược cần phản ánh đúng đặc thù hành vi mua hàng trong kênh, cũng như khai thác được cơ hội hoặc xử lý các điểm nghẽn chính (I/O) của kênh đó.

  • Chỉ số đo lường (KPIs)

Là hệ thống tiêu chí định lượng giúp theo dõi tiến độ và đánh giá mức độ hiệu quả của từng mục tiêu và chiến lược đã đề ra. Các chỉ số thường được theo dõi theo chu kỳ tháng, quý hoặc mùa vụ để điều chỉnh kịp thời.

  • Chiến dịch & hoạt động

Là các hành động cụ thể được thiết kế để triển khai chiến lược, ví dụ như: chương trình phân phối, khuyến mãi, trưng bày tại điểm bán, activation, hoặc hỗ trợ sell-in/sell-out. Hoạt động cần được lên lịch, gắn KPI và có ngân sách rõ ràng.


4. Channel Strategy House: Khung chiến lược chuẩn hóa cho mọi kênh phân phối

Trong một Channel Plan hiệu quả, chiến lược không thể tách rời mục tiêu và hoạt động thực thi. Channel Strategy House chính là mô hình giúp hệ thống hóa toàn bộ chiến lược trong Channel Plan, đảm bảo mỗi kênh phân phối có định hướng rõ ràng và nhất quán từ cấp công ty đến hoạt động tại điểm bán.

Channel Strategy House

Cấu trúc của Strategy House gồm: Vision → Business Objectives → Channel Objectives → Strategy → KPI → Activities. Thay vì lên kế hoạch theo cảm tính hay sao chép giữa các kênh, mô hình Strategy House buộc người lập kế hoạch phải trả lời từng câu hỏi chiến lược: Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của kênh là gì? Làm sao để đạt được mục tiêu đó? KPI nào để đo lường tiến trình? Và cuối cùng, những hoạt động nào là cần thiết để hiện thực hóa chiến lược?  Việc áp dụng mô hình này không chỉ tạo ra một bản kế hoạch mạch lạc, mà còn giúp tránh tình trạng "liệt kê hoạt động rời rạc" – một lỗi phổ biến trong lập kế hoạch kênh.


5. Quy trình lập kế hoạch kênh: 6 bước xây dựng Channel Plan hiệu quả

Quy trình lập kế hoạch kênh

Bước 1: Xác định bối cảnh & Mục tiêu kinh doanh

Đây là giai đoạn nền tảng để khởi đầu bất kỳ Channel Plan nào. Mục tiêu là xác định rõ vai trò và mục tiêu của từng kênh phân phối trong tổng thể chiến lược công ty, từ đó định hướng cho toàn bộ chiến lược và hoạt động phía sau.

Nếu không làm rõ bối cảnh và mục tiêu kinh doanh từ đầu, kế hoạch sẽ dễ bị chệch hướng, thiếu kết nối với chiến lược công ty hoặc thương hiệu. Điều này dẫn đến đầu tư dàn trải, phân bổ nguồn lực sai trọng tâm, hoặc các hoạt động thiếu tính ưu tiên. Việc xác định đúng vai trò của kênh – như tăng trưởng, phòng thủ hay mở rộng – còn giúp doanh nghiệp ra quyết định nhanh và chính xác hơn khi lên chiến lược và ngân sách.

Hoạt độngMô tả chi tiết
Thu thập dữ liệu đầu vàoThu thập từ các tài liệu: Channel Strategy 1-Pager, Trade Category Plan, Route to Market strategy, kết quả thực thi năm trước, Brand strategy.
Xác định mục tiêu kinh doanhĐịnh lượng mục tiêu volume, value, share, profit của kênh theo SMART, dựa trên dữ liệu và định hướng công ty.
Xác định vai trò kênhĐịnh nghĩa kênh trong chiến lược: Growth / Defensive / Expansion / Test & Learn.
Xác định brand focusLiệt kê các thương hiệu trọng tâm, vai trò brand (Strategic lead, Strategic support, Tactic), key SKU.
Xác định Customer & Shopper DriverGhi nhận driver chính cho customer (Financial terms, Activation…) và shopper (Availability, Visibility…).
Đồng thuận nội bộTổ chức meeting/ workshop ngắn để Sales – Trade – Brand cùng review, thống nhất thông tin.

Bước 2: Phân tích dữ liệu & Xác định nhóm Issues / Opportunities (I/Os)

Sau khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần nhìn lại toàn bộ dữ liệu kênh hiện tại để phát hiện những điểm đang cản trở tăng trưởng (Issue) và những cơ hội có thể khai thác (Opportunities).

Không phân tích dữ liệu đồng nghĩa với lập kế hoạch theo cảm tính. Bước này giúp doanh nghiệp tránh rơi vào bẫy “làm nhiều nhưng không đúng trọng điểm”. Việc phân tích đúng và đầy đủ dữ liệu còn là tiền đề để xác định nguyên nhân cốt lõi ở bước tiếp theo. Quan trọng hơn, nó tạo ra sự đồng thuận giữa các bộ phận (Sales – Trade – Brand) về thực trạng kênh, tránh tranh cãi trong quá trình triển khai sau này.

Hoạt độngMô tả chi tiết
Thu thập dữ liệu đầu vàoTập hợp toàn bộ dữ liệu định lượng và định tính: doanh số, share, coverage, ROS, shopper insight, customer feedback, competitor data.
Phân tích dữ liệuSo sánh thực trạng với mục tiêu, benchmark ngành, đối thủ để xác định:
  • Issues: điểm yếu, rào cản cản trở kênh đạt mục tiêu.
  • Opportunities: điểm mạnh tiềm năng, cơ hội tăng trưởng khả thi.
Nhóm I/Os vào các cụmSắp xếp I/Os thành cụm như: phân phối (distribution), hiệu suất (ROS), hành vi shopper, mức độ hợp tác của khách hàng, hoạt động đối thủ, pack size, mở rộng kênh.

Q&A: Vậy như thế nào được xem là một mô tả I/Os rõ ràng và hiệu quả?

Một I/O (Issue hoặc Opportunity) tốt cần phản ánh rõ ràng vấn đề/cơ hội, đủ độ cụ thể để làm căn cứ xây dựng mục tiêu và chiến lược.

Một mô tả I/O chất lượng phải bao gồm các yếu tố sau:

Tiêu chíNội dung cần có
Tên I/ONgắn gọn, mô tả chính xác vấn đề hoặc cơ hội.
Loại I/OXác định rõ là: Issue hay Opportunity.
Chủ đề (Cluster)Thuộc nhóm: Distribution / ROS / Shopper / Customer / Competitor / Pack / Geography / Channel expansion…
Mô tả chi tiếtMô tả rõ tình trạng thực tế (WHAT), liên quan đến mục tiêu nào (WHY quan trọng), số liệu chứng minh (HOW BIG).
Dữ liệu chứng minhVolume gap / Share gap / ROS data / Shopper insight / Benchmark so sánh.
Tiềm năng / Tác động nếu xử lý / khai thácNếu giải quyết được issue hoặc tận dụng được opportunity thì kênh sẽ đạt mục tiêu nào, tăng trưởng ra sao.
Điều kiện / thách thức sơ bộ (nếu có)Các rào cản ban đầu đã thấy (nếu có).

Để đảm bảo mỗi I/O đều rõ ràng, logic và có thể hành động, bạn có thể áp dụng công thức viết I/O chuẩn dưới đây:

Công thức viết I/O chuẩn

Cả Issue và Opportunity đều dùng chung công thức trên, nhưng cách nhấn thông điệp sẽ khác:

  • Issue nhấn vào rủi ro, thiệt hại, lệch chuẩn
  • Opportunity nhấn vào tiềm năng tăng trưởng, lợi ích

Để hình dung rõ hơn cách áp dụng công thức này vào thực tế, hãy cùng xem một ví dụ cụ thể trong kênh GT dưới đây.

| ISSUE – Coverage numeric tại GT

Coverage numeric tại GT hiện đạt 65%, thấp hơn mục tiêu 75%. Thiếu 10 điểm % đồng nghĩa với việc mất cơ hội bán tại khoảng 5.000 outlet, ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu tăng +10% volume của kênh. Hiện khu vực X thiếu đội ngũ sales triển khai.

| OPPORTUNITY – Khai thác pack size lớn tại MT

Shopper tại MT đang có xu hướng tăng mua pack size lớn (combo 6 lon), tỷ lệ hỏi mua combo tăng 15% trong 3 tháng gần đây. Nếu tận dụng, có thể tăng thêm khoảng 5% volume nhóm SKU chủ lực.

Bước 3: Phân tích nguyên nhân gốc rễ và Ưu tiên I/Os

Đây là bước xác định đâu là nguyên nhân gốc rễ thực sự dẫn đến các Issue hoặc chưa khai thác được các Opportunity. Từ đó, đội ngũ có thể ưu tiên đúng nhóm I/O cần tập trung giải quyết trước để tạo ra tác động lớn nhất cho mục tiêu kinh doanh của kênh. Nếu không phân tích nguyên nhân gốc rễ, kế hoạch rất dễ rơi vào tình trạng “xử lý phần ngọn” – chỉ giải quyết triệu chứng thay vì lý do cốt lõi. Điều này làm cho các hoạt động triển khai sau đó không đủ sâu, không hiệu quả hoặc không bền vững. Đồng thời, trong danh sách I/O đã xác định, không phải cái nào cũng có giá trị hành động như nhau. Việc ưu tiên giúp tập trung nguồn lực đúng chỗ, tránh dàn trải.

Hoạt độngMô tả chi tiết
Phân tích nguyên nhân gốc rễVới từng I/O, áp dụng logic tree / 5 WHYs để đào sâu từ biểu hiện bề mặt đến nguyên nhân sâu nhất.
Xác minh nguyên nhânValidate bằng dữ liệu thực tế, benchmark, field check hoặc đồng thuận nội bộ giữa Trade – Sales – Brand.
Xếp hạng ưu tiên I/OĐặt từng I/O vào matrix Attractiveness (tác động tới mục tiêu) – Achievability (khả năng thực thi).

Bước 4: Xác định mục tiêu cho các I/Os được ưu tiên

Sau khi đã xác định được các I/O trọng yếu cần xử lý, bước này chuyển những vấn đề đó thành các mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thể thực hiện trong phạm vi kế hoạch kênh. Mục tiêu càng cụ thể, càng dễ thiết kế chiến lược phù hợp và phân bổ nguồn lực hiệu quả.

Hoạt độngMô tả chi tiết
Xác định kết quả cần đạt cho từng I/ODựa vào phân tích root issue + dữ liệu gap/tiềm năng, xác định kết quả kinh doanh cần đạt để xử lý I/O.
Thiết lập mục tiêu SMART / CRISPViết mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, gắn thời gian, liên quan mục tiêu cấp trên.
Định lượng mục tiêu bằng dữ liệu thực tếChuyển kết quả kỳ vọng thành con số: volume tăng bao nhiêu %, coverage thêm bao nhiêu điểm %, ROS tăng bao nhiêu %, pack size đóng góp bao nhiêu...
Đồng thuận nội bộTổ chức review với Trade – Sales – Brand để thống nhất và cam kết mục tiêu.

Bước 5: Thiết kế chiến lược và hoạt động để đạt mục tiêu

Bước này giúp doanh nghiệp xác định rõ “làm cách nào để đạt được” – từ đó lên kế hoạch hành động khả thi, bám sát thực tế vận hành và nguồn lực sẵn có. Đồng thời, đây là bước giúp Sales – Trade – Marketing cùng ngồi lại để đảm bảo tất cả hoạt động đều hướng về cùng một mục tiêu.

Hoạt độngMô tả chi tiết
Xác định chiến lược (How to win)Định hướng tổng thể để đạt mục tiêu từng I/O trọng tâm, bám sát root issue và mục tiêu kinh doanh.
Đặt KPI chiến lượcXác định chỉ số đo lường thành công của chiến lược (VD: coverage %, pack contribution %, ROS %, share %).
Xây dựng tactics cụ thể (What to do)Liệt kê các hoạt động cụ thể theo nhóm availability, communication, offering, đảm bảo mỗi tactic phục vụ chiến lược.
Xác định ngân sách & ROI mong đợiGắn từng hoạt động với chi phí và ROI ước tính để giúp kiểm soát đầu tư và tính khả thi trong triển khai.

Ví dụ 1:

Mục tiêu: Tăng coverage numeric tại GT từ 65% lên 75% trong 6 tháng (Q3-Q4), mở thêm 5.000 outlet, góp phần đạt +10% volume toàn kênh.

Chiến lượcKPI chiến lượcTactics
Mở rộng độ phủ outlet vùng ngoại thành, tập trung retailer tiềm năng sell out cao.+10 điểm % coverage, mở 5.000 outlet mới.
  • List outlet mới vào DMS.
  • Sales blitz 2 đợt/tháng vùng ngoại thành.
  • Chạy incentive retailer mới (5% rebate 3 tháng đầu).
Tăng hiện diện SKU chủ lực tại outlet mới.100% outlet mới đủ SKU key.
  • Đào tạo sales team SKU focus.
  • Checklist kiểm tra SKU hàng tháng.
  • POSM trưng bày SKU key.
Tăng gắn kết retailer để duy trì độ phủ.80% retailer mới tham gia chương trình thương mại hỗ trợ.
  • Thiết kế hỗ trợ giá + trưng bày.
  • Mini contest sell out cho retailer mới.
  • Hotline hỗ trợ retailer mới.

Ví dụ 2:

Mục tiêu: Đưa pack size combo 6 lon vào danh mục ưu tiên tại MT, đạt đóng góp 10% volume SKU chủ lực trong 6 tháng, hỗ trợ mục tiêu tăng +8% volume.
Chiến lượcKPI chiến lượcTactics
Listing pack size lớn tại toàn bộ outlet MT key.100% outlet MT key bán pack 6 lon.
  • Listing pack 6 lon vào danh mục bán.
  • Đào tạo sales pack size mới.
  • Đàm phán với buyer.
Tăng visibility pack size lớn.Pack 6 lon đạt 20% share of shelf nhóm SKU chủ lực.
  • Đặt pack 6 lon đầu kệ, điểm nóng.
  • POSM riêng cho pack lớn.
  • Trưng bày combo tại khu vực prime.
Tích hợp combo offer pack lớn với khuyến mãi.80% outlet MT có chương trình combo pack lớn + incentive.
  • Chạy khuyến mãi combo pack + POSM quà tặng.
  • Mini contest combo sell out cho outlet.
  • Online push combo pack tại MT chain app.
Bước 6: Thiết kế chiến lược và hoạt động để đạt mục tiêu

Đây là bước cuối cùng trong quy trình lập Channel Plan – Tích hợp toàn bộ tactic đã chọn vào kế hoạch chiến dịch đồng bộ, kết nối với hoạt động các phòng ban khác, xây dựng full calendar để triển khai nhất quán và hiệu quả.

Hoạt độngMô tả chi tiết
Tích hợp tactic + kế hoạch phòng ban khácGom tactic Channel Plan + mapping hoạt động Sales, Brand, Activation, Digital, Supply, Finance trên cùng kế hoạch tổng thể.
Xây dựng calendar tổng thể (Gantt chart / timeline)Timeline toàn bộ tactic + hoạt động phòng ban khác, thể hiện điểm giao cắt, thứ tự triển khai, điểm phối hợp nội bộ.
Xác định resource & ngân sách tổng thểRà soát resource (manpower, POSM, hàng hóa), ngân sách từng phần + tổng ngân sách toàn chiến dịch.
Alignment cross-functionTổ chức workshop chốt timeline, resource, vai trò từng bộ phận trước go-live.
  • Ví dụ 1: Mở rộng địa lý bán hàng tại khu vực miền Trung, đạt coverage từ 50% lên 65% trong 12 tháng, đóng góp +8% volume toàn kênh GT
Ví dụ 1
  • Ví dụ 2: Đưa pack size lớn (6 lon) đạt 10% volume SKU chủ lực tại MT trong 12 tháng, góp phần +8% volume toàn kênh
Ví dụ 2

LỜI KẾT

Làm Trade Marketing trong một thị trường phân mảnh, nếu không có kế hoạch rõ ràng theo từng kênh trong năm thì rất khó kiểm soát hiệu quả, càng khó tối ưu nguồn lực. Channel Plan giúp bạn nhìn thấy bức tranh tổng thể, xác định được kênh nào cần tập trung, thời điểm nào nên đầu tư, và hoạt động nào thực sự tạo ra kết quả.

Khi có Annual Channel Plan, đội ngũ sẽ phối hợp tốt hơn, ngân sách được sử dụng có mục tiêu rõ ràng, và các hoạt động ngoài thị trường cũng ăn khớp với định hướng thương hiệu. Thay vì phản ứng bị động theo tình huống, bạn sẽ chủ động dẫn dắt kênh phân phối đi đúng hướng – một cách bền vững và có kiểm soát.

Bạn đang muốn nâng cấp năng lực lập kế hoạch thương mại cho đội ngũ Sales & Trade Marketing?

Hãy tham khảo khóa học Impactful Trade Marketing Management để được hướng dẫn chi tiết, thực hành thực tế và nhận bộ công cụ Channel Plan Framework đầy đủ từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Xem thêm và đăng ký:

Tin tức gợi ý