Thiết kế chiến dịch Promotion bằng Design Thinking
Trade/Sale

Thiết kế chiến dịch Promotion bằng Design Thinking

Design Thinking là một triết lý và quy trình gồm 5 giai đoạn để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, đặt trọng tâm vào người dùng. Các quy trình giải quyết vấn đề khác thường đặt trọng tâm vào giải pháp ưa thích hay ý muốn chủ quan của những người tham gia giải quyết vấn đề, khiến cho giải pháp thiếu toàn diện và sáng tạo.

Quy trình Design Thinking đã được áp dụng thành công rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới – nhất là khu vực Bắc Âu – và hiện đang gây nhiều chú ý tại Việt Nam. Thế nhưng, liệu phương pháp tiên tiến này có thể áp dụng để thiết kế các hoạt động Promotion được chăng? Câu trả lời là hoàn toàn được; bởi phương pháp này là một quy trình giúp chúng ta giải quyết vấn đề nói chung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua và áp dụng Design Thinking vào việc xây dựng một chiến dịch Promotion.

Định nghĩa Design Thinking

Trước tiên, chúng ta cần nắm tổng quát Design Thinking là gì? Design Thinking là một triết lý và quy trình gồm 5 giai đoạn để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, đặt trọng tâm vào người dùng. Các quy trình giải quyết vấn đề khác thường đặt trọng tâm vào giải pháp ưa thích hay ý muốn chủ quan của những người tham gia giải quyết vấn đề, khiến cho giải pháp thiếu toàn diện và sáng tạo.

Quy trình Design Thinking

Một quy trình Design Thinking bao gồm 5 bước: Empathize - Define problem - Ideate - Prototype - Test. Với 5 bước này, nhà lãnh đạo có thể thiết kế ra các phương pháp cụ thể và khả thi để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình. Cụ thể:

  •  Thấu cảm – empathize: tìm hiểu cặn kẽ vấn đề thông qua người dùng, những người bị vấn đề ảnh hưởng, tác động… Đây là giai đoạn thể hiện rõ nhất trọng tâm người dùng của Design Thinking: bạn cần lắng nghe nhu cầu, cảm nhận, quan điểm của ‘người trong cuộc’ do chính họ thể hiện, phát biểu.
  • Xác định – define: thu thập, hệ thống hóa toàn bộ thông tin của giai đoạn 1, rồi tiến hành phân tích và tổng hợp để cho ra bức tranh toàn cảnh về vấn đề: thực chất vấn đề là gì.
  • Tạo ý tưởng – ideate: dựa trên nền tảng thông tin vững chắc của 2 giai đoạn trước, bạn có thể tạo ra những ý tưởng vượt ngoài quy chuẩn (outside the box) để giải quyết vấn đề.
  • Tạo mẫu – prototype: sau khi chọn lọc lại ý tưởng, bạn bắt đầu tạo ra vật mẫu, mô hình thử nghiệm – sản phẩm mẫu, dụng cụ mẫu… để khảo sát rõ hơn tính khả thi, hiệu quả của giải pháp.
  • Thử nghiệm – test: kiểm tra, thử nghiệm trong thực tế vật mẫu, mô hình ở giai đoạn 4.

Mặc dù Design Thinking gồm 5 giai đoạn theo thứ tự như trên, tuy nhiên, cả quy trình hết sức linh động và mang tính phản hồi, vòng lặp: tức nếu ở giai đoạn nào đó không ổn, bạn có thể quay lại các giai đoạn trước để làm lại, bổ sung. Chẳng hạn nếu thử nghiệm không ổn, lỗi có thể do xác định vấn đề sai, bạn quay về giai đoạn 2; hoặc lỗi có thể do ý tưởng chưa tốt, bạn quay về giai đoạn 3. Thông thường, bạn phải tới lui như vậy đôi lần mới ra được giải pháp tối ưu thực sự.

Áp dụng Design Thinking thiết kế một chiến dịch Promotion

Bây giờ, với 5 giai đoạn trên, chúng ta hãy thử áp dụng vào việc thiết kế một chiến dịch Promotion tốt:

1. Thấu cảm

Một chiến dịch Promotion tiêu biểu sẽ tác động đến các đối tượng bạn cần quan tâm sau: Shopper, Consumer, Retailer và bộ phận Marketing,Trade, Sales, Tài chính, Sản xuất. Do đó, bạn cần lấy thông tin từ tất cả những đối tượng này; vì chiến dịch Promotion do doanh nghiệp chủ động, nên bạn sẽ lấy thông tin từ nội bộ doanh nghiệp trước; bạn có thể dùng các hình thức họp mặt, thảo luận, bảng câu hỏi/đánh giá, kênh phản hồi… để ghi nhận ý kiến, nhu cầu tổ chức Promotion – thậm chí có cần tổ chức Promotion hay không… Tiếp đến bạn cần dữ liệu từ nhóm đối tượng bên ngoài: họ cần gì, họ thích loại ưu đãi nào, họ thích ưu đãi cho sản phẩm nào… Bạn có thể thu thập các dữ liệu này bằng các kĩ thuật nghiên cứu thị trường – mà quan trọng là nhóm kĩ thuật Shopper Reasearch, bởi Shopper là đối tượng quyết định việc mua hàng. Các phương pháp Shopper Research tương đối phổ biến bao gồm: Online Survey, Focus Group, Intercept Interview, Shopper Observation, Shop-Alongs, Eye Tracking…

2. Xác định

Với lượng thông tin từ giai đoạn 1, qua quá trình xử lý, bạn đã có thể xác định các vấn đề sau:

  • Có nên làm Promotion hay không?
  • Mục đích làm Promotion là gì?
  • Làm cho sản phẩm nào, vào lúc nào, đến đối tượng nào?
  • Các công cụ Promotion tiềm năng là gì?

3. Tạo ý tưởng

Bạn sử dụng các kĩ thuật sáng tạo để ra ý tưởng cho chương trình Promotion cụ thể. Một số kĩ thuật sáng tạo cơ bản như sau:

  • Mind map – sơ đồ tư duy: cực kỳ quen thuộc và cơ bản, tuy nhiên, điều bạn cần nhớ là khi làm sơ đồ tư duy, bạn cần ghi lại tất cả những ý tưởng xuất hiện, đừng vội đánh giá ở khâu tìm ý tưởng.
  • 6 chiếc mũ tư duy: mỗi chiếc mũ đại diện cho 1 cách thức, 1 lối tư duy. Khi cần giải quyết hay sáng tạo cho một vấn đề gì đó, bạn sẽ lần lượt sử dụng 6 kiểu tư duy này; khi tổng hợp lại, bạn sẽ nảy ra được nhiều ý tưởng độc đáo. 6 chiếc mũ lần lượt là: (1) Trắng – trung lập, khách quan; (2) Đỏ - Cảm xúc, trực giác, linh cảm; (3) Vàng – tích cực, lạc quan; (4) Đen – phân tích khó khăn, sai lầm; (5) Xanh lá cây – đổi mới, tìm kiếm nhiều lựa chọn; (6) Xanh da trời – điều khiển tổ chức, định hướng vấn đề.
  • Liên hệ hình ảnh: bạn tìm một số hình ảnh liên quan đến vấn đề cần sáng tạo, chọn ngẫu nhiên một hình và đặt những câu hỏi, suy xét những ý tưởng xoay chung quanh nội dung bức hình đó. Chẳng hạn: nếu bạn đang tìm ý tưởng cho logo công ty – trong đó cần có hình ảnh con vật, bạn có thể sử dụng bức ảnh chú chó nhìn lên bầu trời đêm, bạn có thể tự hỏi chú chó đang nghĩ gì? Nó đang ngắm sao hay nó ước mơ trở thành phi hành gia? Nếu chó làm phi hành gia thì sẽ ra sao?... Hình ảnh chú chó trong bộ áo phi hành gia hoàn toàn có thể là một logo độc đáo cho công ty bạn.

4. Tạo mẫu

Bạn phác họa khung chương trình Promotion sẽ thực hiện. Chẳng hạn:

  • Tên chương trình: Cho bé uống sữa
  • Thông điệp: Mùa hè tràn năng lượng với Amz
  • Loại chương trình: Sampling
  • Đối tượng: các bé trong độ tuổi 5-7
  • Sản phẩm: Sữa hộp Amz 100 ml
  • Mục tiêu: tăng độ xâm nhập thị trường, branding
  • Thời gian: 1/6 – 10/6
  • Phạm vi: 10 siêu thị lớn tại khu vực quận 1, quận 3
  • Ngân sách: 1 tỷ VND

Ngoài ra, bạn cũng sẽ thiết kế mẫu các công cụ, vật dụng dùng cho chương trình Promotion: sản phẩm mẫu, voucher, poster, booth…

5. Thử nghiệm

Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, chúng ta không thể ‘chạy thử’ một chiến dịch Promotion, tuy nhiên, bạn có thể thử nghiệm bằng cách lấy ý kiến từ nội bộ hay một nhóm khách hàng nhỏ, hoặc tổ chức một chiến dịch tương tự quy mô nhỏ trong một phạm vi thị trường nhỏ.

Lời kết

Đến đây, bạn đã hình dung rõ hơn về cách vận dụng Design Thinking để xây dựng chiến dịch Promotion; áp dụng thường xuyên và cải tiến, chắc chắn Design Thinking là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp bạn vận hành sáng tạo hơn, nhất là trong lĩnh vực Marketing.

Để hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng Trade Marketing, hãy tham gia ngay Khóa học "IMPACTFUL TRADE MARKETING MANAGEMENT – Kinh nghiệm 10 năm làm Trade được hệ thống đầy đủ trong 22 buổi học".

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/trade/trade

► Đọc thêm kiến thức về Trade MKT tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale

► Đăng ký nhận guidebook Trade ngay tại: https://tinyurl.com/nhanguidebooktrade

Bài viết cùng chuyên mục

S&OP là gì? Tại sao cần phải hiểu về chúng?
Trade/Sale

Trong quá trình từ nguyên vật liệu thô cho đến sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cần chú ý mối tương quan cung - cầu, cách làm việc giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu – nhà máy – nhà phân phối – nhà bán lẻ - cửa hàng để đảm bảo đủ lượng hàng hóa ra thị trường.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98