Chiến lược thông điệp là gì?
Brand

Chiến lược thông điệp là gì?

Chiến lược thông điệp là một framework truyền thông dựa trên giá trị mà các công ty thường sử dụng trong hầu hết các chiến lược truyền thông với các bên liên quan như: nhân viên, khách hàng tiềm năng, khách hàng, đối tác và nhà đầu tư

Chiến lược thông điệp là một framework truyền thông dựa trên giá trị mà các công ty thường sử dụng trong hầu hết các chiến lược truyền thông với các bên liên quan như: nhân viên, khách hàng tiềm năng, khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Chiến lược thông điệp truyền đạt giá trị sản phẩm cho khách hàng bằng cách mô tả cụ thể giải pháp cho một vấn đề nào đó.

Mục tiêu của truyền thông là tất cả những thứ về việc kiểm soát nhận thức và thay đổi hành vi. Chiến lược thông điệp là một phần thiết yếu của mục tiêu này.

Mục tiêu của truyền thông = Kiểm soát nhận thức + Thay đổi hành vi

Chiến lược thông điệp là một phần mở rộng của tầm nhìn công ty. Một tầm nhìn thì cần bắt đầu với những câu hỏi tại sao. Tại sao một công ty tồn tại? Bằng việc bắt đầu với “Why”, chúng ta được dẫn dắt đến câu hỏi tiếp theo “How”. Làm thế nào để một công ty có thể thực thi những thứ họ muốn làm? Chỉ sau khi một công ty rõ ràng về “Why”, “How”, thì họ mới nên đi đến “What”. Công ty thực sự đóng vai trò gì và họ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nào?

Hãy thử áp dụng framework sau đây cho chiến lược thông điệp của bạn. “Why” sẽ truyền tải tầm nhìn của công ty đến khách hàng thông qua các tagline, slogan và thông tin giới thiệu về công ty. “How” được hiểu là value proposition, problem description (mô tả vấn đề) và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu. “What” bao gồm các sản phẩm và dịch vụ, tính năng, các case study và các nội dung khác liên quan đến sản phẩm và marketing.

Thông điệp hiệu quả như một câu chuyện hấp dẫn, nó ít chú trọng đến những thứ xảy ra trong câu chuyện mà sẽ để ý nhiều hơn đến việc câu chuyện xảy ra với ai và tại sao nó xảy ra. Một chiến lược truyền thông bao gồm Why, How và What về tất cả những hoạt động công ty. Xây dựng một chiến lược thông điệp thường bắt đầu từ việc hiểu lý do tại sao cần tạo ra một kết nối cảm xúc sâu sắc với người dùng. Mọi loại hình truyền thông, từ tin nhắn trên trang chủ của bạn đến phần giới thiệu trên thông cáo báo chí, sàn bán hàng,… và chiến lược nội dung đều phải phù hợp với định hướng chiến lược thông điệp của bạn.

Những yếu tố quyết định một chiến lược thông điệp có hiệu quả hay không

Trước khi đi vào việc xây dựng một chiến lược thông điệp như thế nào, chúng ta cần hiểu rõ những yếu tố nào sẽ quyết định một chiến lược thông điệp có hiệu quả hay không.

Thứ nhất, thông điệp phải nhất quán.

Tính nhất quán sẽ làm giảm phần trăm sai lầm khi truyền thông. Theo một số báo cáo, thông điệp nhất quán sẽ dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng hơn. Bằng việc phát triển một thông điệp nhất quán, bạn sẽ giúp chiến lược của công ty hiệu quả nhiều hơn. Bằng chứng của việc này, bạn có thể quan sát tại sao các hoạt động quảng cáo luôn lặp đi lặp lại một thông điệp cực kì đơn giản. Đó chính là tính nhất quán.

Thứ hai, từ ngữ hấp dẫn và sự đơn giản sẽ khiến thông điệp dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn.

Tránh những từ ngữ quá học thuật trong thông điệp của bạn. Hãy kể một câu chuyện bằng chính ngôn ngữ của khách hàng. Ý thức của chúng ta bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác mà chúng ta nhận thức được tại bất kì thời điểm nào và nó thể hiện một cái nhìn rất hạn chế về thực tế. Chúng ta có thể có ý thức chú ý đến từng chi tiết, vì vậy, khi đọc một thông điệp nào đó, bộ não sẽ lấy tất cả các từ và hàm ý, tóm tắt chúng thành một ý nghĩ nhất thời. Khi có quá nhiều thông tin được truyền đạt, quá trình vô thức của chúng ta tự ý chọn từ nào có vẻ phù hợp nhất trong lúc đó. Hầu hết chúng ta tin rằng, cung cấp thông tin rõ ràng, đầy đủ sẽ giúp khách hàng hiểu hơn. Thực sự không phải như thế. Như đã nói ở trên, thông điệp càng đơn giản, não càng dễ tiếp thu, khách hàng càng ấn tượng hơn.

Vậy tóm lại, chiến lược thông điệp là một framework dựa trên giá trị mở rộng tầm nhìn của một công ty, chiến lược thông điệp xuất hiện trong tất cả các chiến lược truyền thông đối nội đối ngoại nhằm mục đích kiểm soát nhận thức và thay đổi hành vi. Chiến lược thông điệp phải thật đơn giản, dễ hiểu, và nhất quán để dễ dàng được tiếp nhận cũng như in sâu vào tâm trí.

Bài viết cùng chuyên mục

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98