Như chúng ta đã biết, 1 nhà bán lẻ phải kinh doanh/phân phối cùng lúc hàng chục đến hàng trăm ngành hàng, họ không thể đủ nguồn lực để đầu tư, phát triển mọi ngành hàng như nhau, do đó, họ cần phải xây dựng danh sách ưu tiên các ngành hàng & xác định rõ ràng vai trò của từng ngành hàng khác nhau.

Trong bài viết trước, chúng ta đã nắm được bước 1 trong quy trình Quản trị ngành hàng gồm 8 bước, tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sang bước 2: Xác định vai trò ngành hàng.

Đọc thêm bước 1: Làm sao nhận diện ngành hàng?

Đọc thêm: Quy trình quản trị ngành hàng

Như chúng ta đã biết, 1 nhà bán lẻ phải kinh doanh/phân phối cùng lúc hàng chục đến hàng trăm ngành hàng, họ không thể đủ nguồn lực để đầu tư, phát triển mọi ngành hàng như nhau, do đó, họ cần phải xây dựng danh sách ưu tiên các ngành hàng & xác định rõ ràng vai trò của từng ngành hàng khác nhau.

Tiêu chí xác định vai trò ngành hàng

Vậy làm thế nào để xác định thứ tự ưu tiên của 1 ngành hàng? Chúng ta sẽ có 2 tiêu chí chính:

  • Độ hấp dẫn của ngành hàng: tức giá trị & tỉ lệ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận... của ngành hàng
  • Tầm quan trọng chiến lược: ngành hàng có phù hợp với chiến lược định vị thương hiệu của nhà bán lẻ hay không.

Vai trò ngành hàng

Với 2 tiêu chí đánh giá ưu tiên trên, chúng ta có thể phân bổ 1 trong 4 vai trò sau cho mỗi ngành hàng:

1. Ngành hàng đích – Destination

Đây là ngành hàng có thể giúp nhà bán lẻ dẫn đầu thị trường; hay nói cách khác, đây là ngành hàng phù hợp nhất với định vị, hình ảnh thương hiệu của nhà bán lẻ, đồng thời có tiềm năng tài chính cao. Chẳng hạn: nếu nhà bán lẻ định vị mình là nhà phân phối chuyên về thực phẩm ăn nhanh có lợi cho sức khỏe, thì các ngành hàng thực phẩm có đặc tính lợi sức khỏe và ăn nhanh là những ngành hàng phù hợp.

2. Ngành hàng duy trì – Routine

Ngành hàng này đóng vai trò kết nối, duy trì quan hệ giữa nhà bán lẻ với người tiêu dùng & Shopper, vai trò này có thể dành cho hầu hết các ngành hàng nhu yếu phẩm: gạo, sữa, bơ, bánh mì, mì gói, nước ngọt, khăn giấy...

3. Ngành hàng mùa vụ – Occasional/Seasonal

Đây là loại ngành hàng giúp củng cố hình ảnh của nhà bán lẻ cũng như mang về doanh thu/lợi nhuận cao vào những thời điểm nhất định trong năm. Chẳng hạn: hoa & chocolate vào dịp Valentine.

4. Ngành hàng tiện ích – Convenience

Đây là loại ngành hàng phục vụ những nhu cầu cấp thiết – tức Shopper cần có ngay, họ không có nhiều thời gian tìm kiếm, lựa chọn. Vai trò này nên được phân bổ cho các ngành hàng có tỉ suất lợi nhuận cao và thường xuyên được Shopper mua vì ‘cần gấp‘. Chẳng hạn: nhà bán lẻ có thể đặt 1 số loại bia hay trái cây, thực phẩm nhanh kế quầy thu ngân - đây là những sản phẩm thường xuyên được mua nhanh và tỉ suất lợi nhuận tốt.

Với bộ 2 tiêu chí trên, các nhà bán lẻ có thể tối ưu hóa việc đầu tư cho các ngành hàng khác nhau với số lượng lên đến hàng chục/trăm ngành hàng. Trong bài viết kỳ tới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bước thứ 3 của quy trình CATMAN.

Để hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng Trade Marketing, hãy tham gia ngay Khóa học "IMPACTFUL TRADE MARKETING MANAGEMENT – Kinh nghiệm 10 năm làm Trade được hệ thống đầy đủ trong 22 buổi học".

► Link Tham khảo: https://tinyurl.com/Tradelong1403

► Đọc thêm kiến thức về Trade MKT tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale

► Đăng ký nhận guidebook Trade ngay tại: https://tinyurl.com/nhanguidebooktrade

Hãy liên hệ CASK qua hotline: 0899 189 198 hoặc inbox trực tiếp cho Fanpage CASK để nhận được tư vấn miễn phí!!!

NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN NGAY ƯU ĐÃI HẤP DẪN TỪ CASK, BẠN NHÉ!

Bài viết cùng chuyên mục

S&OP là gì? Tại sao cần phải hiểu về chúng?
Trade/Sale

Trong quá trình từ nguyên vật liệu thô cho đến sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cần chú ý mối tương quan cung - cầu, cách làm việc giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu – nhà máy – nhà phân phối – nhà bán lẻ - cửa hàng để đảm bảo đủ lượng hàng hóa ra thị trường.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98