Chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán
Tài chính

Chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm nhiều khoản mục, được gọi là tài khoản. Để nắm tình hình tài chính, bạn không cần phải nắm rõ từng con số ở mỗi tài khoản, mà cần biết những chỉ số quan trọng – được tính toán dựa trên các số liệu tài khoản ấy.

Kinh doanh mà không nắm tình hình tài chính công ty cũng như làm việc quần quật suốt ngày sáng đêm mà không rõ sức khỏe mình ra sao. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần biết rõ & sát sao tài chính của công ty mình. Vậy nhưng, các báo cáo tài chính khiến không ít người hoa mắt với quá nhiều thuật ngữ chuyên môn. Bạn cần nắm nhanh những chỉ số tài chính quan trọng mà không phải vất vả với hàng tá tài liệu dày cộm ư? Vậy hãy đọc ngay Series Báo cáo tài chính của Cask, mở đầu ngày hôm nay với những chỉ số quan trọng từ bảng cân đối kế toán – Balanced Sheet.

Trước tiên, chúng ta hãy nắm qua đôi chút về định nghĩa bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là bảng tóm tắt ngắn gọn về tài sản, nợ & vốn góp của công ty tại một thời điểm nhất định. Nó giúp công ty nắm bắt kịp thời những phát sinh về tài sản, nợ & vốn góp, tránh thất thoát.

Bảng cân đối kế toán gồm nhiều khoản mục, được gọi là tài khoản. Để nắm tình hình tài chính, bạn không cần phải nắm rõ từng con số ở mỗi tài khoản, mà cần biết những chỉ số quan trọng – được tính toán dựa trên các số liệu tài khoản ấy. Các chỉ số cần nhất cho chủ doanh nghiệp bao gồm:

1. Chỉ số thanh toán ngắn hạn – Current Ratio

Chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty.

Chỉ số thanh toán ngắn hạn = (Tổng Tài sản ngắn hạn) / (Tổng Nợ ngắn hạn)

Trong đó:

  • Tổng Tài sản ngắn hạn = Tổng tất cả các tài khoản thuộc nhóm Tài sản ngắn hạn.
  • Tổng Nợ ngắn hạn = Tổng tất cả các tài khoản thuộc nhóm Nợ ngắn hạn.

Logic đằng sau chỉ số này khá đơn giản: nợ ngắn hạn là những món nợ bạn phải trả trong thời gian ngắn sắp đến; để trả những món nợ này, bạn phải dùng tài sản ngắn hạn – tức tiền mặt, hoặc những tài sản mà bạn có thể dễ dàng bán đi để thu hồi tiền mặt về cho bạn nhanh chóng. Tài sản dài hạn như nhà xưởng, văn phòng… không thể bán nhanh để có tiền mặt ngay.

Giống như mọi chỉ số tài chính: quá cao hay quá thấp đều có vấn đề. Nếu chỉ số này của bạn quá cao – nghĩa là tài sản ngắn hạn của bạn thật nhiều và nợ ngắn hạn lại thấp – bạn có thể yên tâm về khả năng trả nợ của mình, nhưng bù lại, bạn đang tồn đọng một lượng tiền mặt & tài sản tương đương tiền mặt quá lớn, chúng cứ nằm im trong két chờ bạn mang đi trả nợ chứ không sinh lợi thêm cho bạn; đó là một cái dở chứ không hay. Mặt khác, chỉ số này càng thấp, bạn càng khó trả nợ ngắn hạn.

Cân bằng mới là tốt, nhưng cân bằng cụ thể là bao nhiêu? Câu trả lời là tùy thuộc vào từng ngành hàng, bạn nên tham khảo chỉ số trung bình của ngành, hoặc chấp nhận thử, sai & sửa, dựa vào kinh nghiệm để điều chỉnh. Tuy nhiên, có những điểm giới hạn rất rõ ràng mà chúng ta có thể thấy ngay. Đối với chỉ số này:

  • Nếu > 2: sử dụng vốn kém hiệu quả
  • Nếu > 1 và < 2: trong vùng an toàn, cụ thể nên tham khảo trung bình ngành.
  • Nếu < 1: khó trả nợ.

2. Vòng quay hàng tồn kho – Inventory Turnover

Chỉ số này phản ánh vòng quay hàng tồn kho để tạo nên lượng doanh thu trong một kỳ nhất định.

Vòng quay hàng tồn kho = (doanh thu thuần) / (hàng tồn kho bình quân)

Trong đó:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu thuần của công ty trong một kỳ nhất định.
  • Hàng tồn kho bình quân = (Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳ) / 2

Chỉ số này càng cao cho thấy công ty càng dễ bán hàng, hàng tồn kho ít bị ứ đọng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ này quá cao cũng có vấn đề, vì cho thấy doanh nghiệp tồn kho quá ít, khó đáp ứng thị trường nếu nhu cầu tăng cao đột biến vào các dịp đặc biệt.

3. Vòng quay khoản phải thu – Receivable Turnover

Chỉ số này phản ánh tình trạng nợ ngắn hạn của công ty.

Vòng quay khoản phải thu = (doanh thu thuần) / (khoản phải thu bình quân)

Trong đó:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu thuần của công ty trong một kỳ nhất định.
  • Khoản phải thu bình quân = (Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳ) / 2

Trừ lĩnh vực bán lẻ ra thì khi bán hàng, bạn sẽ cho khách hàng thanh toán trễ một thời gian. Chỉ số trên càng cao cho thấy thời gian thanh toán trễ thấp, bạn ít gặp rủi ro về nợ xấu, hay thiếu dòng tiền vào và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao có thể phản ánh công ty ít hỗ trợ đối tác về mặt thanh toán.

4. Chỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu – Total Debt to Equity

Chỉ số này phản ánh bạn vay vốn nhiều hay ít khi kinh doanh.

Chỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu = (Tổng nợ) / (Vốn chủ sở hữu)

Trong đó:

  • Tổng nợ = Tổng nợ trong một kỳ nhất định.
  • Vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu trong một kỳ nhất định.

Chỉ số này càng cao cho thấy bạn càng ít vay nợ khi kinh doanh, và ít phải lo lắng về nghĩa vụ trả nợ - nhất là khi tình hình không được sáng sủa. Nhưng ngược lại, nếu bạn làm ăn tốt mà không vay thêm vốn là bạn đang bỏ lỡ cơ hội phát triển nhanh và tăng thêm lợi nhuận.

5. Tỷ suất lợi nhuận gộp – Gross Margin

Chỉ số này phản ánh một phần nội lực tài chính của bạn.

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp) / (Doanh thu thuần)

Trong đó:

  • Lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp trong một kỳ nhất định.
  • Doanh thu thuần = Doanh thu thuần trong một kỳ nhất định.

Lợi nhuận gộp rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì nó trang trải các chi phí kinh doanh khác như lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý… Tỷ suất này càng cao cho thấy bạn ít phải chịu áp lực bán hàng hơn và ngược lại.

6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – Return on Equity

Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế) / (Vốn chủ sở hữu bình quân)

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế trong một kỳ nhất định.
  • Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ) / 2

Chỉ số này càng cao cho thấy khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu càng cao, doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần đối chiếu với số liệu nợ của doanh nghiệp, vì chỉ số này cao cũng có thể do doanh nghiệp vay quá nhiều để kinh doanh, nên vốn chủ sở hữu có tỷ trọng thấp.

Trên đây là 6 chỉ số tài chính cơ bản, nhưng vẫn đủ giúp bạn nắm bắt tình hình chung của một doanh nghiệp. Hãy tận dụng chúng để luôn rõ biết sức khỏe tài chính của mình.

Tham khảo Khóa học“Finance for Non-Finance Managers”nhằm trang bị năng lực hiểu các loại chi phí của Marketing, Trade Marketing & Sales dưới lăng kính của người quản lý tài chính, nắm vững các công cụ quan trọng giúp tối ưu hoá lợi nhuận sản phẩm, các nhóm sản phẩm và toàn bộ doanh nghiệp, quản lý tài chính để xây dựng ngân sách Marketing, Trade Marketing và mở rộng kênh phân phối, thiết kế được Business Case tài chính trước khi tung sản phẩm mới.

"FINANCE FOR NON-FINANCE MANAGERS – Khóa học đặc biệt về Tài chính ứng dụng cho Brand - Trade - Sales"

► ĐĂNG KÍ NGAY tại: https://www.cask.vn/business/finance

► Thời lượng: 2 ngày (4 buổi)

► Khai giảng ngày: 09/12/2023

► Hình thức học:

  • Offline tại Cask Academy - Quận 1, TP.HCM
  • Online - Microsoft Teams (Ưu đãi 30% học phí)

Liên hệ CASK để nhận được tư vấn !!!

► Đọc thêm kiến thức về Trade MKT tại: https://www.cask.vn/blog/business

► Đăng ký nhận guidebook Trade ngay tại tinyurl.com/nhanguidebookfinance

Hãy liên hệ CASK qua hotline: 0899 189 198 hoặc inbox trực tiếp cho Fanpage CASK để nhận được tư vấn miễn phí!!!

NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN NGAY ƯU ĐÃI HẤP DẪN TỪ CASK, BẠN NHÉ!

Bài viết cùng chuyên mục

5 “lỗ hổng mất tiền” khi vận hành hệ thống phân phối
Tài chính

Xây dựng & vận hành kênh hệ thống phân phối trơn tru luôn là mơ ước của mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp hay bị “mất tiền” trong quá trình vận hành kênh phân phối vì 5 lí do hàng đầu dưới đây. Tập trung cải thiện tốt 5 lí do sau sẽ giúp hàng hóa luân chuyển hiệu quả & chi phí được kiểm soát chặt.
Xem thêm
5 nguyên tắc thiết kế dịch vụ trải nghiệm khách hàng (Service Prototyping)
Tài chính

Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).
Xem thêm
Design Thinking - Tư duy giải pháp đột phá cho business
Tài chính

Design Thinking là quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra
Xem thêm
7 tips giúp review kế hoạch kinh doanh 2018 hiệu quả
Tài chính

Một năm qua, bạn đã đầu tư một lượng lớn ngân sách và nhân lực để triển khai các kế hoạch kinh doanh, nhưng chúng lại không thực sự hiệu quả như mong đợi, dẫn đến một số thất bại trong kinh doanh. Đây chính là cơ hội để bạn phân tích lại những thành công và hạn chế của năm cũ nhằm hiểu rõ hơn điều cần thay đổi và điều nên duy trì cho doanh nghiệp thông qua 7 tips dưới đây.
Xem thêm
Tại sao lại cần Tiếp thị đa kênh?
Tài chính

Liệu khách hàng của mình trải qua những bước gì khi tiến hành mua một sản phẩm? Họ mất bao lâu từ lần viếng thăm đầu tiên đến khi ra quyết định mua hàng? Hành trình đó được diễn ra ở những kênh nào? Đây là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần trả lời để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện ngày nay. Hay nói cách khác là những câu hỏi cơ bản để đưa ra một chiến lược tiếp thị đa kênh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98