7 chiến dịch thương hiệu đáng xấu hổ nhất năm 2018
Brand

7 chiến dịch thương hiệu đáng xấu hổ nhất năm 2018

Dù sai ở concept hay thực thi, những marketing campaign lỗi luôn đem lại kết quả hỗn độn và lộn xộn. Dưới đây là 7 trong số các marketing campaign - chiến dịch thương hiệu lỗi nhất từng được tung ra vào năm 2018

Nhiều thương hiệu đã không nhận được phản hồi mà họ mong đợi từ các chiến dịch quảng cáo trong năm nay.

Hầu hết các ý tưởng đều có vẻ thật tuyệt trong phòng họp, nhưng khi bắt đầu thực thi, ý tưởng có thể biến thành sai lầm khủng khiếp.

Dù sai ở concept hay thực thi, những marketing campaign lỗi luôn đem lại kết quả hỗn độn và lộn xộn. Dưới đây là 7 trong số các marketing campaign lỗi nhất từng được tung ra vào năm 2018

1. H & M

Tháng 1 năm ngoái, gã khổng lồ thời trang H&M đã cho đăng tải hình ảnh hai bé trai trên website của mình. Trong hình, một cậu bé gốc Phi mặc mẫu hoodie có dòng chữ “Coolest Monkey in the Jungle”. Khách hàng đã bày tỏ sự phẫn nộ, hàng loạt các Twitter đã kêu gọi công ty tháo dỡ vì sự thiếu nhạy cảm về văn hóa.

2. Estee Lauder

Cũng trong tháng 1, Estee Lauder cho trình làng dòng phấn nền Double Wear Nude Water Fresh Makeup SPF25. Bộ sản phẩm đưa ra hơn 30 sắc thái sản phẩm, nhưng đến hơn nửa số đó lại có tông màu rất nhạt và sáng, để lại ít lựa chọn hơn cho những phụ nữ có màu da tối hơn. Chiến dịch này của Estée Lauder New Zealand lan truyền thông điệp rõ ràng thương hiệu đó dành cho ai và không dành cho ai.

3. Milwaukee Bucks

Đội bóng rổ Milwaukee Bucks -Mỹ đã mắc phải lỗi truyền thông sai dòng thời gian đáng tiếc khiến người xem nghĩ rằng đội đang ăn mừng việc huấn luyện viên trưởng Jason Kid bị sa thải vào tháng 1. Tin tức được truyền thông đi nhân kỷ niệm 50 năm nhượng quyền thương mại của đội, khiến người dùng Twitter dành cho đội bóng rổ Milwaukee Bucks trên twitter.

@Bucks why the balloons r y'all that excited about @RealJasonKiddgetting fired pic.twitter.com/S6G3AXMP52

-- your friendly neighbourhood geek️ (@discombobul_8) January 22, 2018

4. Heineken

Đoạn TVC 30s như tự phản phé mình của hãng Heineken truyền thông vào tháng 3. Trong clip, một chàng bartender đang cố truyền đi chai Heineken mát rượi vượt qua ba diễn viễn gốc Phi được quay rõ nét, những cảnh trượt chai bia có diễn viên còn lại đều được làm mờ, và đích đến của chai bia là một diễn viên nữ có màu da sáng, câu tag line nổi bật lên clip “Sometime Lighter is better”

Rapper Chance nhắc đến quảng cáo này của Heineken trên Twitter của mình “phân biệt chủng tộc khủng khiếp”, và hàng ngàn người đồng ý với dòng cập nhật của anh.

5. Target

Vào tháng 6, một khách mua hàng đã bất ngờ khi nhìn thấy một tấm thiệp chúc mừng ngày của cha tại cửa hàng Target. Trên tấm thiệp là hình ảnh một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Phi đi kèm câu từ hời hợt “Baby Daddy”. Vị khách này đã đăng tải hình ảnh lên Facebook và cho biết đây là cái duy nhất có tại của hàng với hình ảnh cặp chồng gốc Phi như vậy

Target sau đó đã gửi lời xin lỗi và thu hồi toàn bộ thiệp từ 900 cửa hàng

6. Domino's Pizza

Vào tháng 9, chuỗi nhượng quyền Domino tại Nga triển khai chiến dịch Dominos Forever, chiến dịch tặng 100 cái pizza miễn phí mỗi năm trong 100 năm cho khách hàng nào xăm hình logo thương hiệu

Sau hơn trăm bài post tràn ngập hình xăm logo trên các kênh mạng xã hội, Domino bắt đầu đưa ra các quy định như kích cỡ hình xăm, và giới hạn 350 người. Chương trình được cho là sẽ chạy trong nhiều tháng, nhưng đã phải hủy trong vài ngày vì vấn đề kinh phí.

7. Dolce & Gabbana

Tháng 11 năm ngoái, thương hiệu thời trang sang trọng Dolce & Gabbana đã đưa ra chiến dịch quảng bá sản phẩm mang đầy định kiến dân tộc. Đoạn quảng cáo của hãng có nội dung một người mẫu Trung Quốc đang cố gắng thưởng thức nhiều món ăn Ý khác nhau bằng đũa nhưng thất bại. Bên cạnh sự những hình ảnh và nội dung đoạn clip có tính khêu gợi nhạy cảm, người xem còn cảm thấy khó chịu vì sự miêu tả người Trung Quốc thiếu tinh tế, thiếu hiểu biết văn hóa.

Tình hình càng tệ hơn khi một tài khoản Instagram diet_prada-một trang instagram chuyên về thời trang- đã đăng tải hình chụp đoạn chat giữa người sáng lập Stefano Gabbana và người mẫu Michaela Tranova. Trong đó Gabbana nói “đất nước của [một loạt biểu tượng cảm xúc poop] là Trung Quốc” và “Trung Quốc chưa biết mùi Mafia”. Nhanh chống, bài đăng này lan truyền khắp Weibo

Gabbana cùng Domenico Dolce-người đồng sáng lập đã xin lỗi công chúng, nhưng vẫn bị cộng đồng buộc phải hủy bỏ buổi trình diễn tại Thượng Hải, khiến thiệt hại lên đến hàng triệu đô la

Dù là thương hiệu vừa ra đời hay đã nổi tiếng vang dội, thì những lỗi branding vướn đến các vấn đề con người, sự nhạy cảm văn hóa sẽ luôn để lại hậu quả nặng nề. Khi xây dựng ý tưởng cho chiến dịch, người làm thương hiệu cần lường được những rủi ro làm tệ hại đi hình ảnh thương hiệu, hoặc làm thất bại hoàn toàn chiến dịch.

Bài viết cùng chuyên mục

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98