Phương pháp xây dựng chiến lược giá tối ưu
Brand

Phương pháp xây dựng chiến lược giá tối ưu

Một sản phẩm giá vài chục nghìn đồng vẫn có thể là cao, nếu bạn không ưng ý về nó hay cho rằng nó không xứng với số tiền bạn bỏ ra. Mặt khác, bạn có thể sẵn lòng mua một chiếc Smartphone ở tầm vài chục triệu mà không cần đắn đo chút nào.

Đối với một sản phẩm, có lẽ Giá cả & Chất lượng là 2 yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Thậm chí trong nhiều tình huống, giá cả là cái đầu tiên khách hàng muốn biết. Về phía người kinh doanh, giá tác động trực tiếp đến doanh thu & lợi nhuận. Chính vì quan trọng như thế, nên chiến lược giá là một mảng kiến thức cần thiết nữa cho các Marketer. Hãy cùng Cask tìm hiểu ngay những điều cốt lõi về chiến lược giá trong bài viết hôm nay nhé!

Trước tiên, khi nói đến giá sản phẩm, không ít người vẫn hình dung giá từ chi phí sản xuất mà ra. Sản phẩm nào sản xuất phức tạp, dùng nguyên vật liệu đắt tiền thì giá cao và ngược lại. Điều này chỉ đúng một phần, vì thực chất, chúng ta không có một chuẩn tuyệt đối cho chuyện ‘thế nào là cao’, ‘thế nào là thấp’. Một sản phẩm giá vài chục nghìn đồng vẫn có thể là cao, nếu bạn không ưng ý về nó hay cho rằng nó không xứng với số tiền bạn bỏ ra. Mặt khác, bạn có thể sẵn lòng mua một chiếc Smartphone ở tầm vài chục triệu mà không cần đắn đo chút nào.

Vậy quy luật ở đây là gì? Giá cả phụ thuộc vào giá trị khách hàng nhận được. Nếu khách hàng cảm thấy sản phẩm mang lại cho họ giá trị cao, họ sẽ chấp nhận mức giá cao tương ứng. Do đó, bạn có thể định giá cao nếu bạn có sản phẩm tốt và truyền thông hữu hiệu để người dùng cảm nhận được giá trị cao từ món hàng.

Tiếp theo, những nhân tố nào sẽ tham gia vào tiến trình định giá sản phẩm? Đó là các nhóm sau:

  • Phòng Tài chính: tính toán P/L và dùng các số liệu P/L tư vấn cho ban quản trị phạm vi giá nên áp dụng.
  • Phòng Bán hàng: có kinh nghiệm bán hàng, hiểu thị trường, người tiêu dùng và các nhà bán lẻ; tư vấn cho ban quản trị mức giá phù hợp với thị trường cũng như khả năng bán hàng của đội ngũ.
  • Người tiêu dùng: người tiêu dùng thường nhận thức rõ ràng giá trị của một nhãn hàng/sản phẩm và ngưỡng giá chấp nhận được cho nhãn hàng/sản phẩm ấy. Vì vậy, bạn chớ quên lấy ý kiến khách hàng về mức giá của bạn, hoặc chí ít là quan sát, thăm dò thái độ của họ để đánh giá/điều chỉnh mức giá bán phù hợp.

Nhưng làm sao để định được giá bán tối ưu? Chúng ta có các phương pháp chính sau đây:

1. Định giá dựa vào chi phí – Cost-Based Pricing

Thường được áp dụng cho các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm không xa xỉ. Với phương pháp này, bạn chỉ việc cộng tất cả chi phí về sản xuất, Marketing, bán hàng… cùng với một khoản lời cho bạn để tính ra mức giá cuối cùng. Với cách tính này, nếu muốn giữ giá sản phẩm thấp để bán được nhiều hơn, bạn buộc phải tối thiểu hóa chi phí – theo những hướng sau: (1) Tăng kích cỡ sản phẩm, giảm được chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm; (2) Giảm dung tích, giữ nguyên giá; (3) Thay đổi chất liệu rẻ hơn, giảm bớt màu sắc; (4) Làm số lượng nhiều.

2. Định giá dựa vào giá trị - Value-Based Pricing

Thường dùng cho các sản phẩm cao cấp, xa xỉ; bạn sẽ định giá bán tương ứng với giá trị sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Để biết được giá trị này, bạn không có cách nào khác hơn là nghiên cứu người tiêu dùng.

3. Định giá dựa vào danh mục – Portfolio-Based Pricing

Áp dụng cho các nhãn hàng có nhiều dòng sản phẩm liên quan, mỗi dòng sản phẩm đóng một vai trò khác nhau, nhắm đến phân khúc khác nhau, do đó, giá cũng khác nhau. Với cách định giá này, bạn sẽ cân nhắc vai trò từng dòng sản phẩm và phân bổ mức giá phù hợp cho chúng. Chẳng hạn: Honda có nhiều dòng xe như Dream, Vision, AirBlade, SH. Trong đó, Dream dành cho phân khúc bình dân, do đó sẽ có mức giá thấp nhất trong 3 dòng. Kế đến là Vision dành cho những người có thu nhập khá, dẫn đầu là AirBlade và SH có mức giá cao hơn.

4. Định giá dựa vào đối thủ - Competitor-Based Pricing

Bạn định giá bằng cách tham khảo mức giá đối thủ. Thật đơn giản: suy cho cùng, mức giá của bạn chắc chắn sẽ được khách hàng đem đi so sánh với đối thủ.

5. Định giá hớt váng – Market Skimming Pricing

Áp dụng cho các sản phẩm cao cấp, công nghệ, sản phẩm có sức hút lớn… Theo đó, bạn sẽ định một mức giá cao khi vừa tung sản phẩm vào thị trường; rồi dần dần giảm giá theo thời gian. Với mỗi mức giá, bạn sẽ bán được hàng cho một nhóm người dùng tương ứng.

6. Định giá xâm nhập thị trường – Market Penetration Pricing

Áp dụng cho các sản phẩm mới, sản phẩm FMCG hay những sản phẩm không mang tính đột phá… Bạn sẽ định giá thấp khi vừa tung sản phẩm ra thị trường để dễ bán và dần nâng mức giá lên về sau.

Với mỗi phương pháp định giá trên, có khá nhiều mô hình chi tiết, đi sâu về kĩ thuật để hỗ trợ bạn tính toán. Điều cuối cùng bạn cần nhớ là việc tăng hay giảm giá đều nhạy cảm và tác động trực tiếp đến doanh thu/lợi nhuận. Bạn cần nắm thật rõ về người tiêu dùng và thị trường trước khi quyết định giá.

Tham khảo khóa học "The Journey of Brand Building" chuyên sâu về xây dựng & phát triển thương hiệu, học viên sẽ có năng lực tư duy về cách làm: Phân khúc thị trường, xác định phân khúc nhu cầu & nhóm khách hàng tiềm năng, thiết kế chiến lược ngành hàng để nắm bắt cơ hội, chiến lược thương hiệu, chiến lược bao bì,lập kế hoạch Brand Plan để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Ngoài ra, các module về hoạt động Trade Marketing & Finance cũng được giảng dạy để marketer hiểu được bức tranh toàn cảnh của business.

➤ Tìm hiểu thêm tại: https://tinyurl.com/brand0512

➤ Đọc thêm các bài viết về Brand MKT tại: https://www.cask.vn/blog/brand

➤ Đăng ký nhận guidebook Brand ngay tại: https://tinyurl.com/nhanngayguidebookbrand

Hãy liên hệ CASK qua hotline: 0899 189 198 hoặc inbox trực tiếp cho Fanpage CASK để nhận được tư vấn miễn phí!!!

NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN NGAY ƯU ĐÃI HẤP DẪN TỪ CASK, BẠN NHÉ!

Bài viết cùng chuyên mục

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98