Xây dựng ý tưởng nền tảng cho thương hiệu-Kỳ 1-Ý tưởng thương hiệu là gì
Brand

Xây dựng ý tưởng nền tảng cho thương hiệu-Kỳ 1-Ý tưởng thương hiệu là gì

Trong các bài viết trước, bạn đã hiểu ý tưởng Brand chính là nòng cốt, cơ sở cho toàn bộ hoạt động Brand. Do đó, sáng tạo được ý tưởng Brand phù hợp với thế mạnh của bạn và thu hút được khách hàng là 1 nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Bài viết kỳ này sẽ hướng dẫn bạn cụ thể phương pháp tạo nên 1 ý tưởng Brand giá trị, nhiều tiềm năng.

Lời mở: trong các bài viết trước, bạn đã hiểu ý tưởng Brand chính là nòng cốt, cơ sở cho toàn bộ hoạt động Brand. Do đó, sáng tạo được ý tưởng Brand phù hợp với thế mạnh của bạn và thu hút được khách hàng là 1 nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Bài viết kỳ này sẽ hướng dẫn bạn cụ thể phương pháp tạo nên 1 ý tưởng Brand giá trị, nhiều tiềm năng.

Ý tưởng Brand

Ý tưởng Brand là gì? Ý tưởng Brand là một suy nghĩ, ý niệm, khái niệm, niềm tin… về sản phẩm/dịch vụ hay giá trị, sứ mệnh mà bạn mang lại cho khách hàng. Ý tưởng Brand cô đọng tinh thần của Brand bạn, giúp khách hàng và cả đội ngũ của bạn dễ dàng nắm bắt bản sắc thương hiệu. Để xây dựng thành công thương hiệu yêu thương, bạn cần một ý tưởng Brand thú vị, đơn giản, độc đáo, hứng thú, thúc đẩy và sinh lợi. Để hiểu rõ hơn vai trò của ý tưởng Brand, bạn hãy xem qua mô hình đơn giản về quá trình xây dựng Brand như sau:

(1) Linh hồn Brand: bao gồm mục tiêu, động lực, giá trị… hình thành nên bản sắc Brand mà bạn mong muốn. Hay nói đơn giản hơn, bạn muốn Brand mình như thế nào – thì đó chính là linh hồn Brand. Vấn đề mấu chốt ở đây là trong 1 đội ngũ xây dựng Brand sẽ có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau đối với linh hồn Brand. Bạn cần phải thống nhất quan điểm của toàn thể đội ngũ.

(2) Hình ảnh Brand: là cách khách hàng, đối tác… bên ngoài nhìn nhận về Brand bạn. Khi bạn bắt đầu truyền thông, khách hàng, đối tác… sẽ dần hình thành trong tâm trí họ hình ảnh về Brand bạn. Hình ảnh này có thể giống hay khác với linh hồn Brand do hiệu quả truyền thông & các hoạt động kinh doanh của bạn, do tác động truyền thông từ đối thủ, do ảnh hưởng từ ý kiến chuyên gia…

(3) Ý tưởng Brand: ý tưởng Brand chính là phiên bản cô đọng, tinh túy của linh hồn Brand. Nó sẽ đóng vai trò cân bằng giữa linh hồn Brand và hình ảnh Brand – chẳng hạn: khi khách hàng hình dung về Brand bạn khác với linh hồn Brand mà bạn muốn, bạn cần đưa ra các hoạt động truyền thông thể hiện rõ ràng ý tưởng Brand để điều chỉnh nhận thức khách hàng

Hãy nhớ nguyên tắc: Brand sẽ phát triển hài hòa khi linh hồn và hình ảnh Brand thể hiện đúng ý tưởng Brand.

Ý tưởng Brand phải đại diện cho linh hồn Brand

Linh hồn Brand là 1 tập hợp các giá trị, động cơ, niềm tin về Brand. Toàn bộ đội ngũ của bạn – từ nhân viên bán hàng đến quản đốc nhà máy, đều phải hiểu và mô tả về linh hồn Brand theo cùng 1 cách như nhau. Khi có hoạt động, thông điệp nào đó thể hiện sai lệch linh hồn Brand, bạn cần nhanh chóng xử lý bằch cách truyền thông, nhắc nhở đội ngũ nội bộ về ý tưởng Brand. Bạn cần phải xem việc đi lệch khỏi linh hồn Brand là điều xa lạ với văn hóa doanh nghiệp, chấp nhận sự sai lệch sẽ mang lại nhiều hậu quả về sau cho Brand.

Ý tưởng Brand phải kiểm soát hình ảnh Brand

Hình ảnh Brand là cái nhìn của khách hàng, đối tác… về Brand bạn. Cái nhìn đó chịu chi phối từ rất nhiều yếu tố: thông điệp của bạn, ý kiến chuyên gia, hoạt động của đối thủ… do đó nó thường xuyên thay đổi, biến động. Nhiệm vụ của bạn chính là theo dõi, điều chỉnh lại nhận thức của khách hàng, đối tác… cho phù hợp với linh hồn Brand. Bạn làm điều đó bằng cách truyền thông ý tưởng Brand đến khách hàng.

Ý tưởng Brand không phải là Slogan

Mặc dù cũng được thể hiện bằng những câu khẳng định súc tích, cô đọng, ý tưởng Brand không phải là slogan. Chẳng hạn, ‘Just do it’ là slogan trong 1 chiến dịch quảng cáo của Nike, nó không phải là ý tưởng Brand. Bộ phận R&D không thể dựa vào slogan để thiết kế sản phẩm mới, team HR không thể dựa vào slogan để tuyển chọn nhân lực phù hợp với tính cách Brand. Slogan không định hướng Brand, mà chính ý tưởng Brand định hướng slogan.

Một vài ví dụ về ý tưởng Brand như sau:

(1) Apple: chúng tôi đơn giản hóa công nghệ để mọi người đều được dự phần. (We make technology so simple, so that everyone can be part of the future).

(2) Special K: truyền cảm hứng và giúp đỡ phái nữ kiểm soát cũng như duy trì 1 thân hình khỏe khoắn (Inspire and empower women to take control and maintain their healthy body).

(3) Starbucks: khoảnh khắc cho riêng mình, thoát khỏi đời sống bận rộn với công việc và gia đình (A personal moment of escape from a hectic life, between work and home).

(4) Rolex: biểu tượng uy tín, được tạo ra đến độ hoàn hảo nhờ sự kĩ lưỡng từng chi tiết (A symbol of prestige, made with scrupulous attention to detail to enable perfect precision).

Bạn còn có thể cô đọng ý tưởng Brand vào một từ duy nhất. Bạn có thể dùng từ khóa này làm phương tiện nhắc nhở đội ngũ doanh nghiệp của bạn về tinh thần, bản sắc Brand. Chẳng hạn: (1) Apple: tính đơn giản (Simplicity), (2) Special K: Giúp đỡ (Empower), (3) Starbucks: khoảnh khắc (Moments), (4) Rolex: uy tín (Prestige). 

Các tiêu chuẩn cho ý tưởng Brand

Một ý tưởng Brand tốt phải đảm bảo các tiêu chí sau:

• Thú vị để thu hút khách hàng ngay lần tiếp xúc đầu tiên.

• Đơn giản để khách hàng nhớ đến.

• Độc đáo để tạo được hình ảnh riêng biệt.

• Đủ sức thúc đẩy khách hàng suy nghĩ, cảm nhận và hành động.

• Truyền cảm hứng cho nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu.

• Rõ ràng để bạn có thể xây dựng mọi hoạt động xoay quanh ý tưởng đó.

• Không dễ bắt chước để bạn có lợi thế cạnh tranh.

• Có tiềm năng phát triển trong dài hạn.

Phác thảo ý tưởng Brand

Bản phác thảo ý tưởng Brand gồm 5 phần như sau:

(1) Sản phẩm & dịch vụ: mô tả điểm khác biệt chủ chốt giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ, giúp bạn đáp ứng nhu cầu khách hàng.

(2) Hình ảnh trong mắt khách hàng: bạn muốn hình ảnh thương hiệu mình trong tâm trí khách hàng như thế nào? Hình ảnh đó phải thu hút, có sức thúc đẩy khách hàng suy nghĩ, cảm nhận và hành động có lợi cho thương hiệu.

(3) Thúc đẩy văn hóa: yếu tố thể hiện mục tiêu, giá trị và động lực của Brand bạn đồng thời truyền cảm hứng cũng như định hướng văn hóa doanh nghiệp bạn.

(4) Hình ảnh trong mắt VIP: những nhân vật có tầm ảnh hưởng, những đối tác tiềm năng chi phối Brand bạn là ai? Bạn muốn hình ảnh Brand trong mắt họ như thế nào để họ cảm thấy nên ủng hộ và hợp tác với bạn.

(5) Vai trò Brand: vai trò cụ thể của Brand trong việc thúc đẩy đội ngũ doanh nghiệp và điều chỉnh hình ảnh trong mắt khách hàng, VIP.

Đến đây, bạn đã nắm bắt 1 cách hệ thống về ý tưởng, vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp và khách hàng, đối tác. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn những kĩ năng cụ thể giúp sáng tạo 1 ý tưởng thương hiệu.

Đọc phần 2 tại: Kỳ 2-Sáng tạo ý tưởng thương hiệu

Bài viết cùng chuyên mục

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98