7 xu hướng mới nổi trong Chuyển đổi số
Business

7 xu hướng mới nổi trong Chuyển đổi số

Như mọi mảng hoạt động khác trong kinh doanh, Chuyển đổi số được định hình bởi những kỳ vọng của người tiêu dùng & doanh nghiệp. Theo 1 nghiên cứu của công ty WalkMe dựa vào công cụ phân tích BuzzSumo, hiện có 7 xu hướng mới nổi trong Chuyển đổi số, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp đến.

Như mọi mảng hoạt động khác trong kinh doanh, Chuyển đổi số được định hình bởi những kỳ vọng của người tiêu dùng & doanh nghiệp. Hay nói đơn giản: nếu không ai cần đến nó, nó sẽ lụi tàn. Điều đó thấy rõ nhất trong 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, hàng loạt hoạt động, nghiệp vụ và vô số doanh nghiệp phải chuyển sang làm việc trên các nền tảng Online cũng như tận dụng các công cụ, ứng dụng công nghệ. Đó chỉ mới là 1 khía cạnh trong công cuộc Chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.

Theo 1 nghiên cứu của công ty WalkMe dựa vào công cụ phân tích BuzzSumo, hiện có 7 xu hướng mới nổi trong Chuyển đổi số, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp đến. Chúng ta hãy cùng điểm qua 7 xu hướng này để hiểu thêm về tương lai Chuyển đổi số cũng như những định hướng kinh doanh tiềm năng.

1. BlockChain

Công nghệ BlockChain đã hiện diện nhiều năm nay và mở rộng ứng dụng sang nhiều lĩnh vực ngoài Tài chánh. Chắc hẳn nó còn tiếp tục phát triển thêm nhiều nữa, do đó, bắt tay vào tìm hiểu BlockChain bây giờ không phải là sớm nhưng cũng đâu đã muộn.

2. Bảo vệ & an toàn Dữ liệu

Theo thống kê của Statista, vào tháng Giêng năm 2021, có 4.66 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu. Đến tháng Giêng năm 2022, con số này tăng lên 4.95 tỷ, tương ứng với mức tăng 6%, chỉ trong vòng 1 năm. Tốc độ tăng chóng vánh như vậy liệu ảnh hưởng gì đến kinh doanh trong môi trường Online?

Một điểm dễ thấy là càng nhiều khách hàng, áp lực bảo mật thông tin khách hàng càng cao. Chủ đề bảo mật dữ liệu không mới, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khách hàng đặc biệt quan tâm vấn đề này – một phần có lẽ do hệ quả từ những lùm xùm liên quan đến Facebook. Tuy nhiên, bảo mật dữ liệu khách hàng cũng hàm ý bảo mật dữ liệu của chính… doanh nghiệp. Do đó, sắp tới đây, những phương thức, ứng dụng, công nghệ… giúp bảo mật tốt hơn sẽ được ưa chuộng hơn.

3. Văn phòng hỗn hợp

Đại dịch vừa qua là 1 dịp cho thấy mô hình làm việc từ xa hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích biến nhà thành văn phòng; cho nên, giải pháp dung hòa là văn phòng hỗn hợp – Hybrid Workplace, tức doanh nghiệp sẽ kết hợp cả 2 hình thức: làm việc tại nhà và làm việc trực tiếp. Điều quan trọng là chọn lựa & phân bổ đúng những nhiệm vụ, vị trí thích hợp với mỗi hình thức.

Công ty tư vấn nổi tiếng McKinsey & Co đã tiến hành 1 nghiên cứu công phu về chủ đề trên. Họ phân tích 800 việc làm tại 9 quốc gia và nhận thấy xu hướng hỗn hợp đang rõ nét. Nhiều loại công việc ít tương tác hoàn toàn phù hợp khi làm từ xa, như: các công việc về kế toán, tài chính, bảo hiểm, dữ liệu, IT… Ngược lại, một số công việc buộc phải giao tiếp như: huấn luyện, đào tạo, dạy học, bán hàng…

4. Trí tuệ nhân tạo – AI

Ngày càng có nhiều giải pháp trong kinh doanh được xử lý, quản lý hay thực thi do AI. Theo chính nghiên cứu của WalkMe, loại công nghệ then chốt được bàn tán nhiều nhất trong năm 2021 chính là AI. AI càng cải tiến thì các ứng dụng quảng cáo càng đến đúng mục tiêu, doanh nghiệp càng chăm sóc khách hàng chu đáo và hiệu suất công việc càng cao. Tóm lại là càng thêm doanh thu.

Nếu công ty bạn vẫn chưa đầu tư cho AI hay các giải pháp dựa AI thì nên bắt đầu ngay từ bây giờ; đó là con đường tất yếu.

5. Tự động hóa

AI gần như luôn kèm với Tự động hóa; sự kết hợp của chúng dễ thấy nhất trong các lĩnh vực sau: phân tích, bảo vệ dữ liệu, an toàn dữ liệu và thuật toán tìm kiếm… Chúng giúp giảm nhẹ đáng kể khối việc trong kinh doanh và đồng thời đẩy mạnh hiệu năng.

6. 5G

Hiện có nhiều quan điểm đối nghịch và cả đồn đãi xung quanh 5G. Nhưng nhờ thế, công chúng càng chú ý và tìm hiểu về nó. Nhiều hệ mạng và thiết bị đang chuyển sang 5G để tăng tốc kết nối. Nhưng 5G không chỉ có thế, nhờ độ trễ thấp, nó sẽ biến đổi nhiều ngành nghề, không riêng lĩnh vực điện thoại di động.

7. Ngân vụ số

Các ngân hàng buộc phải hòa vào luồng cải tiến nếu không muốn thành lạc hậu trước trào lưu ứng dụng các nghiệp vụ ngân hàng số - ngân vụ số - và BlockChain. 2022 là năm sẽ chứng kiến thêm những cải tiến, nâng cấp về:

  • Kênh thanh toán trực tuyến
  • Thủ tục đề nghị và phê chuẩn khoản vay
  • Giao dịch không tiền mặt
  • Xác định căn cước trực tuyến
  • Ứng dụng cho người dùng – nhanh và dễ dùng hơn

Chuyển đổi số được vun xới từ cả 2 phía: doanh nghiệp & người dùng; và mỗi bên lại làm lợi lẫn cho nhau: doanh nghiệp đầu tư Chuyển đổi số để phục vụ người dùng tốt hơn, người dùng ưa thích doanh nghiệp hơn nên mang đến nhiều doanh thu hơn. Rốt lại, một điều chúng ta có thể tin chắc là Chuyển đổi số không phải thứ phong trào phập phù, chỉ gây tiếng trong một vài năm rồi chìm mất; nó đang và sẽ tiếp tục biến đổi bộ mặt kinh doanh trong hàng thập niên tới.

Giải pháp chuyển đổi số của CASK cung cấp cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng các giải pháp giúp xử lý vấn đề và tận dụng cơ hội trong các mảng việc cốt lõi: Chiến lược, Định vị, Vận hành, Công nghệ và Báo cáo.

Thông tin chi tiết

Giải pháp Chuyển đổi số theo ngành: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-nganh

Giải pháp chuyển đổi số theo phòng: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-phong

Bài viết cùng chuyên mục

5 xu hướng Digital Marketing 2019 nổi bật
Business

Năm 2019 đã bắt đầu, các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới và cách để kết nối với nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển của Digital Marketing không có dấu hiệu chậm lại, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp bỏ nhiều chi phí và nỗ lực hơn vào phát triển các công cụ Digital Marketing. Dưới đây là 5 xu hướng Digital Marketing nổi bật mà bạn cần biết trong năm 2019 này.
Xem thêm
5 Xu hướng dẫn dắt Thương mại điện tử năm 2019
Business

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đạt 9 tỷ USD năm 2018 về quy mô, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017 ở mức 2,8 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 38% trong giai đoạn 2015 – 2018. Một số sàn thương mại điện tử có doanh thu tăng đột biến tới 300% – 400%. Thị trường đầy tiềm năng này là cơ hội lớn để các chủ doanh nghiệp bước vào và kiếm tiền. Vậy, làm cách nào để nắm bắt tốt các xu hướng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn?
Xem thêm
17 mẹo chạy facebook ads để tăng doanh số bán hàng
Business

Bạn có đang sử dụng quảng cáo của Facebook? Đó là một công cụ tuyệt vời giúp các người bán hàng online mang sản phẩm đến với nhiều đối tượng hơn. Sử dụng một số thủ thuật và mẹo nhất định, bạn có thể thu được nhiều giá trị hơn từ chúng. Bạn có thể nhận được nhiều cái nhấp chuột hơn, nhiều khách hàng mục tiêu hơn và bán được nhiều hàng hơn.
Xem thêm
4 bài học thành công đắt giá trong thương mại điện tử
Business

“Trong quá khứ, các công ty chỉ cần so sánh với bản thân mình trước đó để biết mình có đang hoàn thiện hay không. Nhưng điều này nay không còn đúng nữa. Các công ty nay phải so sánh với đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thị trường để đảm bảo rằng mình không bị bỏ lại phía sau”.
Xem thêm
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì nối bật?
Business

Tổng quan, báo cáo cho biết: tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm vừa qua đạt trên 30%. Quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 7,8 tỷ USD. Khảo sát cho thấy 47% các doanh nghiệp hiện nay có đa số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn tới 19% doanh nghiệp vẫn chưa tạo được cho nhân viên thói quen sử dụng email.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98