Sai lầm thường gặp khi Chuyển đổi số
Business

Sai lầm thường gặp khi Chuyển đổi số

Chuyển đổi số giống như mọi con đường trong kinh doanh: con đường nào cũng có lắm… chông gai cùng cạm bẫy. Có những cái bẫy lắt léo, tinh tế, thuộc về hoàn cảnh riêng; nhưng có những loại bẫy… thường tình, phổ biến, sơ đẳng mà chỉ cần doanh nghiệp cẩn trọng, suy xét kĩ là đủ vượt qua và tránh thiệt hại không đáng.

Chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay là một hành trình phát triển đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Và giống như mọi con đường trong kinh doanh: con đường nào cũng có lắm… chông gai cùng cạm bẫy. Có những cái bẫy lắt léo, tinh tế, thuộc về hoàn cảnh riêng; nhưng có những loại bẫy… thường tình, phổ biến, sơ đẳng mà chỉ cần doanh nghiệp cẩn trọng, suy xét kĩ là đủ vượt qua và tránh thiệt hại không đáng.

Theo kết quả nghiên cứu từ BCG mới đây, có đến 70% dự án chuyển đổi số thất bại hoặc không đạt đúng mục tiêu đề ra ban đầu. Để lọt nhóm 30% còn lại, chúng ta cần làm cái đúng và đồng thời tránh làm cái sai; vì vậy hãy cùng Cask điểm qua 10 cạm bẫy phổ biến hiện nay khi làm chuyển đổi số để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt tay vào công cuộc đổi mới này.

1. Dục tốc bất đạt

Tức là nóng vội: làm quá nhiều, quá nhanh và mong đợi những cái phi thực tế. Đó chính là cách dễ dàng thất bại. Bạn hãy nhớ chân lý giản dị này: những cải cách lớn lao đều phải bắt đầu từ những bước nhỏ; bạn không thể ngay lập tức làm được mọi thứ.

Lời khuyên: Hãy bắt đầu chuyển đổi từ phạm vi vừa phải và nhiệt tình chia sẻ những kết quả tích cực – dù nhỏ nhặt. Nhờ đó, các cổ đông, ban quản trị, nhân viên, các bên liên quan… sẽ thấy hào hứng và tin tưởng nhiều hơn vào con đường thay đổi; nó cũng giúp bạn có nhịp tiến vừa phải để kịp nhìn lại mọi thứ và điều chỉnh.

2. Thiếu chiến lược, kế hoạch bài bản

Nhiều công ty ôm ấp tham vọng rồi nhảy ngay vào triển khai, chẳng buồn lập ngân sách chi tiết hay khảo sát xem đội ngũ của mình có đủ kiến thức & kĩ năng hay chưa. Nhiều doanh nghiệp lại vội vàng lựa chọn những giải pháp chuyển đổi không phù hợp với đặc thù hoạt động của mình. Và thế là chi phí cứ đội lên vì đủ thứ bất ngờ phát sinh, phải huấn luyện tăng cường hay thuê thêm những vị trí mới.

Lời khuyên: hãy bỏ thời gian để hoạch định chuẩn bị thật kĩ, lập khoản dự phòng cho từng phần của dự án và thực hiện tuần tự từng bước một. Ngoài ra, đảm bảo đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức & kĩ năng để thực thi.

3. Chưa vạch rõ hướng đi, vai trò từng cá nhân

Một doanh nghiệp suy cho cùng cũng là một tập thể - tức có nhiều người. Và nhiều người có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một chủ đề - kể cả Chuyển đổi số. Thêm nữa, đôi khi doanh nghiệp triển khai nhưng không phân định rõ vai trò từng cá nhân trong dự án. Thế là cuộc chuyển đổi trở thành một chuyến… phiêu lưu, vô phương hướng: người đi về Đông, kẻ đẩy về Tây.

Lời khuyên: xác định rõ ràng những lý do, kỳ vọng, mục tiêu chuyển đổi, lập KPI cụ thể. Hơn nữa, phân vai trò tường minh cho từng nhân viên để họ biết rõ việc mình làm và ý thức trách nhiệm cao.

4. Thiếu sự thống nhất giữa ban lãnh đạo và nhân viên

Thông thường, nhân vật chủ động & hào hứng nhất trong việc chuyển đổi là CEO. Và nhiều CEO lại đi vào con đường độc lộ: họ không thảo luận, chia sẻ, Brainstorm với đội ngũ và ban quản trị. Hậu quả là nhân viên kém hứng thú, còn ban quản trị thì thiếu cam kết, trong khi Chuyển đổi số không thể một sớm một chiều. Chưa kể người ta thường chống đối cái mới nếu không rõ vì sao cần từ bỏ cái cũ và làm sao sử dụng được cái mới.

Lời khuyên: hãy chia sẻ với đồng nghiệp: từ các giám đốc cấp cao cho đến nhân viên thực tập; lắng nghe những góc nhìn khác nhau và điều chỉnh khi cần thiết. Một điều quan trọng nữa là thường xuyên giải thích lý do chuyển đổi, giúp mọi người nắm rõ vì sao nên bỏ cái cũ, đảm bảo họ yêu thích và biết cách sử dụng hệ thống mới.

5. Thiếu cơ sở dữ liệu

Bất kỳ dự án nào cũng có thể thất bại nếu ra quyết định không dựa trên cơ sở dữ liệu & bỏ qua giai đoạn chuẩn bị; giống như vận động nặng mà không thèm khởi động, cơ thể sẽ dễ dàng bị chấn thương.

Lời khuyên: khảo sát, quản lý & phân tích dữ liệu để ra quyết định một cách vững chắc. Đừng quá tin vào trực giác của mình.

6. Quên mất nhu cầu khách hàng

Chân lý vĩnh hằng: nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi. Lơ là, không nắm rõ những biến đổi nhu cầu này, bạn sẽ tạo nên những sản phẩm/dịch vụ vô ích hay kém giá trị trong mắt khách hàng. Chuyển đổi số không phải là sự thay đổi cho riêng bạn được tiện lợi hơn, mà kì cùng là để phục vụ khách hàng tốt đẹp hơn. Đừng bao quên nghĩ đến khách hàng khi hoạch định chuyển đổi.

Lời khuyên: hãy nghĩ lớn! Nghiên cứu dữ liệu để tìm ra Insight về khách hàng, nắm rõ nhu cầu của họ cũng như dự đoán những xu hướng sắp đến, những kỳ vọng họ mong chờ nơi bạn.

7. Quan niệm chuyển đổi số chỉ một lần là xong

Nhiều công ty lại cho rằng Chuyển đổi chỉ cần làm một lần là xong, là dứt. Không đơn giản như vậy, vì công nghệ luôn được nâng cao, cập nhật và như trên đã nói, nhu cầu người dùng cũng luôn thay đổi. Bạn có thể phân đoạn công cuộc chuyển đổi thành nhiều giai đoạn, nhiều dự án và thực thi tuần tự; nhưng giống như mọi thứ trong kinh doanh nói chung: cải tiến liên tục hoặc bị đào thải!

Lời khuyên: hãy quan niệm Chuyển đổi số là hành trình kéo dài suốt vòng đời kinh doanh của doanh nghiệp. Đặt mục tiêu đổi mới vì khách hàng lẫn nội bộ tổ chức.

8. Tư duy rập khuôn, không thay đổi

Rất nhiều người vẫn nghĩ ‘cái gì đã chạy tốt, cứ để yên như vậy.’ Có nghĩa là không cần… táy máy thay đổi. Điều đó không hẳn sai, nhưng phải kèm theo một điều kiện là tất cả đối thủ cũng phải… đứng yên như bạn. Cạnh tranh buộc người ta phải… táy máy, để lạ hơn, độc đáo hơn hay tốt hơn.

Lời khuyên: đừng quá bảo thủ với một công nghệ hay hệ thống nào đó. Mọi thứ thay đổi và bạn cũng nên thay đổi. Tất nhiên, bạn cần làm theo trình tự và cũng sẽ có nhiều lựa chọn: áp dụng hẳn một hệ thống/công nghệ mới, hoặc có thể cập nhật, cải hiện hệ thống/công nghệ đang có. Điều muốn nói ở đây là đừng ôm giữ cái cũ vì lý do cảm xúc.

9. Xem nhẹ văn hóa công ty

Một sai lầm phổ biến nữa là đưa Chuyển đổi số vào doanh nghiệp chỉ bằng mỗi một quyết định từ ban quản trị. Đó không phải là cách! Toàn bộ đội ngũ nhân viên cần được thông báo, chuẩn bị trước, huấn luyện đầy đủ và hứng thú với việc chuyển đổi lẫn công nghệ. Bạn không thể áp đặt chuyển đổi bằng một mệnh lệnh hành chánh.

Lời khuyên: hãy bắt đầu thay đổi từ văn hóa: chia sẻ & giải thích với nhân viên, tương tác với họ, chuyển đổi cùng họ để họ dần thay đổi suy nghĩ & chấp nhận cái mới. Công nghệ & văn hóa cần hòa hợp với nhau.

10. Sử dụng nhiều công nghệ cùng lúc

Nếu công ty bạn không chuyên về công nghệ, chắc chắn bạn sẽ cần đến đối tác giúp bạn chuyển đổi. Tuy nhiên, hợp tác cùng lúc với nhiều đối tác sẽ gây cho bạn gánh nặng về quản lý cũng như phối hợp các mảng việc.

Lời khuyên: hãy hợp tác chiến lược với một đối tác uy tín, giàu thực lực, đủ sức giúp bạn từ A-Z: hoạch định cho đến triển khai; việc của bạn là giám sát và làm chất xúc tác cho toàn bộ đội ngũ chuyển đổi.

Nếu bạn nhận thấy mình đang rơi vào một trong số các cạm bẫy trên thì hãy nhanh chóng thoát ra bằng cách thực hiện ngay những lời khuyên đơn giản nhưng hữu ích. Tránh rơi vào cạm bẫy là đã đi được 50% chặng đường Chuyển đổi số.

Giải pháp chuyển đổi số của CASK cung cấp cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng các giải pháp giúp xử lý vấn đề và tận dụng cơ hội trong các mảng việc cốt lõi: Chiến lược, Định vị, Vận hành, Công nghệ và Báo cáo.

Thông tin chi tiết

Giải pháp Chuyển đổi số theo ngành: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-nganh

Giải pháp chuyển đổi số theo phòng: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-phong

Bài viết cùng chuyên mục

5 xu hướng Digital Marketing 2019 nổi bật
Business

Năm 2019 đã bắt đầu, các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới và cách để kết nối với nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển của Digital Marketing không có dấu hiệu chậm lại, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp bỏ nhiều chi phí và nỗ lực hơn vào phát triển các công cụ Digital Marketing. Dưới đây là 5 xu hướng Digital Marketing nổi bật mà bạn cần biết trong năm 2019 này.
Xem thêm
5 Xu hướng dẫn dắt Thương mại điện tử năm 2019
Business

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đạt 9 tỷ USD năm 2018 về quy mô, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017 ở mức 2,8 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 38% trong giai đoạn 2015 – 2018. Một số sàn thương mại điện tử có doanh thu tăng đột biến tới 300% – 400%. Thị trường đầy tiềm năng này là cơ hội lớn để các chủ doanh nghiệp bước vào và kiếm tiền. Vậy, làm cách nào để nắm bắt tốt các xu hướng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn?
Xem thêm
17 mẹo chạy facebook ads để tăng doanh số bán hàng
Business

Bạn có đang sử dụng quảng cáo của Facebook? Đó là một công cụ tuyệt vời giúp các người bán hàng online mang sản phẩm đến với nhiều đối tượng hơn. Sử dụng một số thủ thuật và mẹo nhất định, bạn có thể thu được nhiều giá trị hơn từ chúng. Bạn có thể nhận được nhiều cái nhấp chuột hơn, nhiều khách hàng mục tiêu hơn và bán được nhiều hàng hơn.
Xem thêm
4 bài học thành công đắt giá trong thương mại điện tử
Business

“Trong quá khứ, các công ty chỉ cần so sánh với bản thân mình trước đó để biết mình có đang hoàn thiện hay không. Nhưng điều này nay không còn đúng nữa. Các công ty nay phải so sánh với đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thị trường để đảm bảo rằng mình không bị bỏ lại phía sau”.
Xem thêm
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì nối bật?
Business

Tổng quan, báo cáo cho biết: tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm vừa qua đạt trên 30%. Quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 7,8 tỷ USD. Khảo sát cho thấy 47% các doanh nghiệp hiện nay có đa số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn tới 19% doanh nghiệp vẫn chưa tạo được cho nhân viên thói quen sử dụng email.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98