KPI đo lường hiệu quả Chuyển đổi số tại doanh nghiệp
Business

KPI đo lường hiệu quả Chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Để đo lường cách chính xác và hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng 1 hệ thống KPI đạt chuẩn và bài bản, giúp dễ dàng xác định hướng đi và hiệu quả Chuyển đổi số hiện tại so với mục tiêu đã đề ra.

Trong vài thập niên qua, lĩnh vực kinh doanh chứng kiến sự phát triển và bùng nổ của nhiều xu hướng mới, nổi bật chính là chuyển đổi số. Theo đó, khi công nghệ dần trở thành xu hướng chủ đạo, doanh nghiệp buộc phải liên tục điều chỉnh để kịp thời thích ứng và phát triển. Lúc này, chuyển đổi số trở thành sự lựa chọn tối ưu giúp cải thiện mọi khía cạnh kinh doanh và dần đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chuyển đối số là một hành trình dài mà ở đó yếu tố định nghĩa sự thành công ngày hôm nay có thể không còn phù hợp trong tương lai. Do đó, để đo lường cách chính xác và hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng 1 hệ thống KPI đạt chuẩn và bài bản, giúp dễ dàng xác định hướng đi và hiệu quả hiện tại so với mục tiêu đã đề ra. Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng CASK khám phá những chỉ số này và lý do tại sao doanh nghiệp nên theo dõi chúng một cách chặt chẽ.

1. Tỉ lệ người dùng (Active Usage)

Tỉ lệ người dùng là tỉ lệ nhân viên công ty sử dụng phần mềm công nghệ trên tổng số nhân viên. Tỉ lệ này sẽ được đo lường trong một thời gian dài để xem tăng hay giảm. Tỉ lệ này càng cao thì Chuyển đổi số càng dễ thành công. Bởi càng nhiều nhân viên sử dụng phần mềm công nghệ thì họ càng hiểu rõ và dễ hứng thú với công nghệ hơn. Mỗi doanh nghiệp có một hoàn cảnh, đặc trưng riêng, nên chuẩn cho tỉ lệ này cũng có thể khác đi theo từng doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một ví dụ dưới đây:

  •  Tỉ lệ người dùng >85%: cho thấy quá trình chuyển đổi số đã thành công và đang đi đúng hướng.
  • Ngược lại, tỉ lệ người dùng <85% đồng nghĩa quá trình chuyển đổi số chưa đạt kỳ vọng và có nguy cơ thất bại, cần điều chỉnh ráo riết.

2. Chỉ số tương tác người dùng (User Engagement)

Chỉ số này phản ánh sự hài lòng của nhân viên về công nghệ mới; được đo lường bằng cách thu thập, khảo sát ý kiến trực tiếp từ nhân viên. Bạn sẽ hỏi nhân viên xem họ hài lòng về công nghệ mới hay không, họ đánh giá công nghệ mới thế nào… Chỉ số này càng cao chứng tỏ nhân viên càng hài lòng về Chuyển đổi số. Ngược lại, chỉ số thấp cho thấy nhân viên không thích công nghệ mới, chưa hiểu cách dùng hay công nghệ mới không hữu ích với họ.

Để cải thiện chỉ số này, doanh nghiệp cần:

  • Luôn có người phụ trách để theo dõi quá trình triển khai và kịp thời chỉ dẫn nhân viên khi gặp khó.
  • Công nghệ phải đáp ứng được nhu cầu công việc, giải quyết được khó khăn gặp phải và thao tác dễ sử dụng.

3. Năng suất nhân viên (Employee Productivity)

Đây chính là năng suất làm việc của nhân viên được đo sau khi chuyển đổi số. Chỉ số này cao chứng tỏ công nghệ có hiệu quả, giúp tăng năng suất nhân viên. Chỉ số này thấp cảnh báo công nghệ không phù hợp với quy trình vận hành hoặc quá phức tạp khiến nhân viên phải tiêu tốn nhiều thời gian hơn.

Để cải thiện chỉ số này, doanh nghiệp cần:

  • Đảm bảo 100% nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi để phản ánh hết kỳ vọng, nhu cầu của họ.
  • Sử dụng công nghệ phù hợp & giải quyết được công việc phức tạp cách nhanh chóng.
  • Thường xuyên đánh giá hiệu quả & đề ra chiến lược cải thiện công nghệ.

Ngoài 3 chỉ số quan trọng trên, bạn có thể sử dụng thêm 2 chỉ số hỗ trợ dưới đây:

4. Chỉ số thích nghi (Adoption Metrics)

Chỉ số này phản ánh mức độ cởi mở đón nhận cái mới của nhân viên và được đo lường trước hoặc trong khi chuyển đổi số. Nó có thể được đo lường bằng cách quan sát, đánh giá từ ban quản trị - chẳng hạn: giám đốc có thể tự cho điểm mức độ cởi mở của đội ngũ nhân viên mình là 6/10; hoặc sử dụng các bảng câu hỏi để khảo sát thêm. Chỉ số này cao cho thấy nhân viên dễ chấp nhận công nghệ mới & ngược lại.

Để cải thiện chỉ số này, doanh nghiệp cần:

  • Động viên, khích lệ & tổ chức các buổi họp nhóm để trao đổi, giải đáp, phổ biến kiến thức về công nghệ, về chuyển đổi…
  • Lựa chọn công nghệ không quá phức tạp, thao tác vận hành đơn giản.

5. Hiệu quả dùng ngân sách & nguồn lực

Chuyển đổi số cũng là 1 dự án. Do đó, bạn cần lên kế hoạch về ngân sách, rồi nguồn lực và đo lường hiệu quả sử dụng chúng trong suốt quá trình triển khai để kịp thời điều chỉnh.

Giải pháp chuyển đổi số của CASK cung cấp cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng các giải pháp giúp xử lý vấn đề và tận dụng cơ hội trong các mảng việc cốt lõi: Chiến lược, Định vị, Vận hành, Công nghệ và Báo cáo.

Thông tin chi tiết

Giải pháp Chuyển đổi số theo ngành: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-nganh

Giải pháp chuyển đổi số theo phòng: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-phong

Bài viết cùng chuyên mục

5 xu hướng Digital Marketing 2019 nổi bật
Business

Năm 2019 đã bắt đầu, các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới và cách để kết nối với nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển của Digital Marketing không có dấu hiệu chậm lại, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp bỏ nhiều chi phí và nỗ lực hơn vào phát triển các công cụ Digital Marketing. Dưới đây là 5 xu hướng Digital Marketing nổi bật mà bạn cần biết trong năm 2019 này.
Xem thêm
5 Xu hướng dẫn dắt Thương mại điện tử năm 2019
Business

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đạt 9 tỷ USD năm 2018 về quy mô, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017 ở mức 2,8 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 38% trong giai đoạn 2015 – 2018. Một số sàn thương mại điện tử có doanh thu tăng đột biến tới 300% – 400%. Thị trường đầy tiềm năng này là cơ hội lớn để các chủ doanh nghiệp bước vào và kiếm tiền. Vậy, làm cách nào để nắm bắt tốt các xu hướng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn?
Xem thêm
17 mẹo chạy facebook ads để tăng doanh số bán hàng
Business

Bạn có đang sử dụng quảng cáo của Facebook? Đó là một công cụ tuyệt vời giúp các người bán hàng online mang sản phẩm đến với nhiều đối tượng hơn. Sử dụng một số thủ thuật và mẹo nhất định, bạn có thể thu được nhiều giá trị hơn từ chúng. Bạn có thể nhận được nhiều cái nhấp chuột hơn, nhiều khách hàng mục tiêu hơn và bán được nhiều hàng hơn.
Xem thêm
4 bài học thành công đắt giá trong thương mại điện tử
Business

“Trong quá khứ, các công ty chỉ cần so sánh với bản thân mình trước đó để biết mình có đang hoàn thiện hay không. Nhưng điều này nay không còn đúng nữa. Các công ty nay phải so sánh với đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thị trường để đảm bảo rằng mình không bị bỏ lại phía sau”.
Xem thêm
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì nối bật?
Business

Tổng quan, báo cáo cho biết: tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm vừa qua đạt trên 30%. Quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 7,8 tỷ USD. Khảo sát cho thấy 47% các doanh nghiệp hiện nay có đa số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn tới 19% doanh nghiệp vẫn chưa tạo được cho nhân viên thói quen sử dụng email.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1
089 918 91 98